Chi tiết sản phẩm
Thành phần Acetylcysteine 200mg
Mô tả:
Công dụng
Tiêu nhầy trong các bệnh phế quản-phổi cấp và mãn tính kèm theo tăng tiết chất nhầy.
Liều dùng
Nếu không có chỉ dẫn nào khác của bác sỹ, liều thông thường như sau:
Liều lượng:
Điều trị tiêu nhầy:
- Người lớn và thiếu niên trên 14 tuổi: 1 gói x 2-3 lần/ngày (400-600 mg acetylcystein/ngày).
- Trẻ em 6-14 tuổi: 1 gói x 2 lần/ngày (400 mg acetylcystein/ngày).
- Trẻ em từ 2-5 tuổi: 1/2 gói x 2-3 lần/ngày (200-300 mg acetylcystein/ngày).
Bệnh tăng tiết chất nhầy:
- Trẻ em trên 6 tuổi: 1 gói x 3 lần/ngày (600 mg acetylcystein/ngày).
- Trẻ em 2-5 tuổi: 1 gói x 2 lần/ngày (400 mg acetylcystein/ngày). Bệnh nhân bị tăng tiết chất nhầy có trọng lượng cơ thể trên 30kg có thể dùng liều lên tới 800 mg/ngày, nếu cần thiết.
Phương pháp và thời gian dùng thuốc
Thuốc có thể được hòa tan vào nước và uống sau các bữa ăn.
Bệnh viêm phế quản mãn và tăng tiết chất nhầy cần dùng ACC 200 với thời gian dài hơn để đạt tác dụng phòng ngừa, chống nhiễm trùng.
Không sử dụng ACC 200 nếu:
Mẫn cảm với acetylcystein hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi vì không đủ kinh nghiệm dùng thuốc cho những đối tượng này.
Đang bị viêm loét dạ dày.
Lưu ý khi sử dụng
Cần lưu ý khi bạn có tiền sử hoặc đang bị hen phế quản hoặc bị loét dạ dày hoặc ruột.
Việc sử dụng acetylcystein, đặc biệt là trong điều trị sớm có thể dẫn đến sự tạo thành chất lỏng do đó dẫn đến tăng thể tích của các chất tiết phế quản. Nếu bệnh nhân không biết khạc (khạc hoàn toàn ra ngoài), cần áp dụng các biện pháp thích hợp (như là hút đờm hoặc giảm uống nước).
Rất hiếm khi có báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng ở da như hội chứng Stevens-Johnson và Lyell;s liên quan đến việc dùng acetylcystein. Nếu thấy gần đây có những thay đổi ở da và niêm mạc hãy lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ và ngưng sử dụng acetylcystein.
Tác dụng không mong muốn
Việc đánh giá tác dụng không mong muốn được dựa trên các thông tin về tần số sau:
Rất thường gặp (≥ 1/10)
Thường gặp (≥ 1/100 đến <1/10)
Ít gặp (≥ 1/1.000 đến 1/100)
Hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến 1/1.000)
Rất hiếm gặp (< 1/10.000)
Chưa biết (không thể đánh giá được dựa trên dữ liệu hiện có)
Rối loạn hệ miễn dịch
Ít gặp: tăng mẫn cảm
Rất hiếm gặp: Sốc phản vệ, phản ứng phản vệ/phản vệ
Rối loạn hệ thần kinh
Ít gặp: đau đầu
Rối loạn tai và mê đạo
Ít gặp: tiếng ù tai
Rối loạn tim mạch
Ít gặp: nhịp tim nhanh
Rối loạn mạch máu
Ít gặp: hạ huyết áp
Rất hiếm gặp: xuất huyết
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất
Hiếm gặp: khó thở, co thắt phế quản
Rối loạn hệ tiêu hóa
Ít gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng
Hiếm gặp: khó tiêu
Rối loạn da và các mô dưới da
Ít gặp: mày đay, phát ban, phù mạch, ngứa, chứng phát ban
Rối loạn chung và tại vị trí dùng thuốc
Ít gặp: sốt
Chưa biết: phù nề mặt
Sự giảm kết tập tiểu cầu trong máu do sự hiện diện của acetylcystein đã được xác nhận bởi nhiều nghiên cứu khác nhau. Cho đến nay mối liên quan tới lâm sàng vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.