Chi tiết sản phẩm
Thành phần Mỗi viên nang có chứa: Omeprazole …………………………. 20 mg
Mô tả:
Chỉ định:
Điều trị ngắn hạn loét tá tràng tiến triển (không nên dùng Omeprazole để điềutrị duy trì những bệnh nhân bị loét tá tràng).
Bệnh loét dạ dày.
Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản:
Điều trị ngắn hạn (4 – 8 tuần) viêm thực quản do ăn mòn trầm trọng (độ 2 hoặchơn) được chẩn đoán bằng nội soi.
Điều trị ngắn hạn (4 – 8 tuần) bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (viêm thựcquản) đáp ứng kém với điều trị thông thường, gồm một liệu trình đầy đủ các thuốckháng histamin H2.
Điều trị dài hạn các tình trạng tăng tiết bệnh lý (hội chứng ZollingerEllison, u da tuyến nội tiết).
Liều dùng –Cách dùng:
Cách dùng :
Nên uống Omeprazol trước khi ăn.
Không nên mở, nhai hoặc nghiền nát viên thuốc mà nên uống nguyên cả viên.
Liều dùng:
Điều trị ngắn hạn loét tá tràng tiến triền: Liều cho người lớn là 20mg 1 lần/ngày.
Phần lớn bệnh nhân lành sẹo trong vòng 4 tuần. Một số có thể cần thêm 4 tuầnđiều trị nữa.
Loét dạ dày: 20mg uống ngày một lần trong 4 – 8 tuần.
Viêm thực quản do ăn mòn trầm trọng hoặc bệnh trào ngược dạ dày – thực quảnđáp ứng kém với điều trị: Liều cho người lớn là 20mg/ngày trong 4 – 8 tuần.
Các tình trạng tăng tiết bệnh lý: Liều khởi đầu ở người lớn là 60mg 1 lần mỗingày.
Nên điều chỉnh liều tùy theo nhu cầu của từng bệnh nhân và thời gian điềutrị tuỳ thuộc vào đáp ứng lâm sàng.
Có thể dùng liều đến 120mg 3 lần/ngày. Những liều cao trên 80mg nên đượcchia thành các liều nhỏ hơn.
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận, rối loạn chức năng gan hoặcngười già.
Nếu dùng liều cao thì không được ngừng thuốc đột ngột mà phải giảm dần
Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Thận trọng:
Cần loại trừ nguyên nhân bệnh lý ác tính ở dạ dày trước khi dùngOmeprazole.
Nên ngừng cho trẻ bú ở những bà mẹ dùng Omeprazole.
Tác động củathuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Omeprazol có ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên các tác dụng phụ nhưchóng mặt, đau đầu thoáng qua có thể ảnh hưởng tới khả năng này.
Sử dụng chophụ nữ có thai và cho con bú:
Thời kỳmang thai:
Tuy trên thực nghiệm không thấy omeprazol có khả năng gây dị dạng và độc vớibào thai, nhưng không nên dùng cho người mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.
Thời kỳ chocon bú:
Không nên dùng omeprazol ở người cho con bú. Cho đến nay, chưa tài liệunghiên cứu nào có kết luận cụ thể về vấn đề này.
Tác dụng phụ (ADR):
Omeprazole được dung nạp tốt. Một số tác dụng phụ có thể gặp như: nhức đầu,buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng. Các phản ứnghiếm gặp khác: mắt ngủ, rối loạn cảm giác, nổi mẩn da.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụngthuốc.
Hướng dẫn cách xử tríADR:
Phải ngừng thuốc khi có biếu hiện tác dụng không mong muốn nặng . Với cácphản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặcphản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùngepinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
Tương tác vớicác thuốc khác:
Sự hấp thu một số thuốc có thể bị ảnh hưởng do sự giảm độ acid trong dạdày: Sự hấp thu Ketoconazole sẽ giảm khi điều trị cùng với omeprazol.
Omeprazol được chuyển hoá ở gan thông qua hệ thống men Cytochrome P450, dođó thuốc có thể kéo dài thời gian thải trừ Diazepam, Warfarin và Phenyltoin.Tuy nhiên việc dùng đồng thời với omeprazol không làm thay đổi nồng độ của nhữngthuốc này trong máu.
Nồng độ của omeprazol và Clarithromycin đều tăng khi dùng đồng thời hai thuốcnày.
Thuốc không tương tác với thức ăn hoặc với các thuốc kháng acid khi dùng đồngthời với những thuốc này.
Quá liều vàxử trí:
Liều gây quá liều lên đến 2400mg (120 lần liều lâm sàng khuyến cáo). Biểuhiện gồm rối loạn cảm giác, buồn ngủ, nhìn mờ, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn, ramồ hôi trộm, đỏ bừng mặt, nhức đầu, khô miệng…Các triệu chứng này thường chỉthoáng qua, chưa có trường hợp nghiêm trọng nào được báo cáo do dùng quá liềuOmeprazole. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Omeprazole gắn kết với proteinnhiều, do đó không thể thẩm tách. Trong trường hợp quá liều, điều trị triệu chứngvà điều trị hỗ trợ.
Cơ chế tácdụng của thuốc :
Dược lực học:
Cơ chế tác dụng: Omeprazol thuộc nhóm kháng tiết mới, nó ức chế enzymeH+/K+ ATPase (bơm proton) của tế bào niêm mạc dạ dày. Cơ chế tác dụng củaOmeprazol khác với các thuốc kháng cholinergic hay kháng histamin H2. Omeprazolkết hợp với hệ thống enzyme H+/K+ ATPase và ức chế giai đoạn cuối cùng của quátrình tạo acid. Tác dụng này dẫn đến ức chế sự tiết acid cơ bản lẫn sự tiếtacid do kích thích, bất kỳ từ nguồn gốc nào.
Hoạt động kháng tiết: Sau khi uống thuốc, tác dụng kháng tiết của Omeprazolxảy ra trong vòng 1 giờ, đạt mức tối đa sau 2 giờ. Sau 24 giờ, sự ức chế tiếtacid vẫn còn ở mức 50% so với mức tối đa và thời gian ức chế kéo dài đến 72 giờ.Tác dụng này kéo dài hơn nhiều nếu xét đến tương quan với thời gian bán hủy rấtngắn (dưới 1 giờ), do Sự kết hợp kéo dài với hệ men H+/K+ ATPase ở thành dạdày.
Khi ngưng thuốc, tác dụng kháng tiết giảm từ từ sau 3 – 5 ngày. Tác dụng ứcchế của Omeprazol lên sự tiết acid tăng dần với việc lập lại liều duy nhất mỗingày và đạt đến mức hằng định sau 4 ngày.
Cơ chế tác dụng:
Omeprazol thuộc nhóm hợp chất ức chế sự bài tiết thế hệ mới, dẫn xuất củabenzimidazol, thuốc không có hoạt tính kháng cholinergic hay kháng thụ thể H2 củahistamin, mà ức chế sự bài tiết acid dạ dày bằng cách ức chế chuyên biệt hệ thốngenzym H+/ K+ ATPase tại bề mặt bài tiết của tế bào thành dạ dày. Vì hệ thốngenzym này được xem như là bơm acid (proton) ở niêm mạc dạ dày, omeprazol đượcxem như một chất ức chế bơm acid của dạ dày, ngăn chặn bước cuối cùng của sự sảnsinh acid. Tác dụng này liên quan đến liều dùng và dẫn đến ức chế cả cơ chế tiếtacid cơ bản và tiết acid khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân kích thích nào.
Dược động học:
Hấp thu:
Omeprazole được hấp thu nhanh chóng với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạtđược trong khoảng 0,5 – 3,5 giờ. Nồng độ đỉnh và AUC tỉ lệ với liều dùng đến40mg. Sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 30 – 40% với liều 20 – 40mg do phần lớnthuốc đã qua chuyển hoá trước đó. Ở người khoẻ mạnh, thời gian bán thải tronghuyết tương vào khoảng 0,5 -1 giờ, độ thanh thải toàn phần trong cơ thể là 500– 600ml/phút.
Phân bố:
Thuốc gắn kết với protein huyếttương khoảng 95%.
Chuyển hóa:
Omeprazole chuyển hoá mạnh qua hệenzyme cytochrome P450.
Thải trừ:
Khoảng 77% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyểnhoá, phần còn lại bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hoá.
Bảo quản:
Nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp
Tránh xa tầm tay trẻ em