Chi tiết sản phẩm
Thành phần Loperamide Hydrochloride USP hàm lượng 2mg
Mô tả:
Chỉ định:
Thuốc Loperamide làmột loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tiêuchảy,có tác dụng chữa trường hợp tiêu chảy mạn tính lâu ngày hoặc cấp tính có thể donhiều nguyên nhân.
Hoạt chất chính Loperamide là một chất có tác dụng chốngtiêu chảy tổng hợp dùng để kiểm soát các dấu hiệu của bệnh lý tiêu chảy mãntính và tiêu chảy cấp không đặc hiệu có liên quan đến tình trạng viêm ruột. Cơchế tác dụng của Loperamide là làm kéo dài thời gian di chuyển của khối chấttrong đường ruột. Bên cạnh đó thuốc cũng có tác dụng giảm đi khối lượng phânhàng ngày, tăng độ nhớt và giảm nguy cơ mất nước và điện giải của cơ thể. Ngoàira Loperamide còn là một chất chủ vận thụ thể opioid và hoạt động trên các thụthể opioid ở ruột già. Khác với các chất chủ vận opioid khác như morphin, codein, ... Loperamide không gây tác dụnglên hệ thần kinh trung ương do đó tránh được các tác dụngkhông mong muốn trên hệ thần kinh. Cơ chế cụ thể của thuốc đó là làm giảm hoạtđộng của đám rối cơ ở ruột già, làm giảm nhu động của các cơ vòng và cơ dọc củathành ruột dẫn đến kéo dài thời gian lưu của khối chất ở trong ruột. Một cơ chếkhác của Loperamide là ức chế phản xạ dạ dày- ruột.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Bạn nên nuốt cả viên nang với một ly nước lọc. Đối với trẻem hoặc người bị khó nuốt, có thể tách vỏ nang và phân tán bột trong một lynước lọc rồi uống. Hoặc có thể làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Liều dùng đối với người lớn
Tiêu chảy cấp: Khi mới xuất hiện tiêu chảy uống 2 viên. Sauđó nếu tình trạng không đỡ thì uống thêm 1 viên sau 4-6h. Uống tối đa 5 ngày.Nếu vẫn không khỏi cần phải hỏi ý kiến bác sĩ
Tiêu chảy mạn tính: Khởi đầu 2 viên/ngày; duy trì 1-6viên/ngày. Một ngày không được dùng quá 8 viên.
Liều dùng đối với trẻ em
Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em 1 cáchthường quy trong tiêu chảy cấp.
Trẻ từ 6 – 8 tuổi: Uống 2 viên 1 ngày
Trẻ từ 8 – 12 tuổi: Uống 3 viên 1 ngày. Liều duy trì: Uống1 mg/10 kg thể trọng, chỉ uống sau 1 lần đi ngoài.
Đối với trẻ dưới 6 tuổi: Không khuyến cáo sử dụng
Tác dụngphụ của thuốc Loperamide
Trong quá trình điều trị tiêu chảy bằng Loperamide, bệnhnhân có thể gặp phải tác dụng không mong muốn trên hệ miễn dịch như các phảnứng quá mẫn, bao gồm cả sốc phản vệ tuy nhiên hiếm khi gặp.
Trên hệ tiêu hóa, thuốc có thể gây ra các triệu chứng bấtthường như táo bón, buồn nôn, đầy hơi với tần suất thường gặp; khô miệng, đau bụng, nôn mửa với tần suất ít gặp; hoặc hiếm gặp tìnhtrạng liệt ruột.
Bệnh nhân cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ trên hệthần kinh với tần suất khác nhau như thường gặp triệu chứng đau đầu; ít gặpchóng mặt, và hiếm gặp các triệu chứng mất ý thức, rối loạn vận động.
Ngoài ra thuốc cũng gây ra triệu chứng phát ban (ít gặp),hiếm gặp ngứa, mày đay, phù mạch, hội chứng Steven Johnson, hoại tử biểu bìnhiễm độc, bí tiểu, ...
6. Các tương tác có hại của thuốc Loperamide
Itraconazole chính là một thuốc chống nấm có tác dụng ứcchế đồng thời cả Cytochrome 3A4 lẫn P-glycoprotein. Vì thế nếu sử dụng đồngthời với thuốc này thì nồng độ trong huyết tương của Loperamid sẽ tăng gấp 3- 4lần so với khi dùng đơn độc. Đặc biệt nếu như bạn sử dụng đồng thời thêm cảGemfibrozil thì nồng độ đỉnh của Loperamide trong máu gấp 4 lần, cùng với đótổng lượng phơi nhiễm toàn thân cũng tăng lên 13 lần.
Một chất chống nấm khác là Ketoconazol cũng sẽ tương tácvới Loperamid theo cơ chế tương tự Itraconazole tuy nhiên mức độ mạnh hơn. Nócũng làm tăng nồng độ trong huyết tương của Loperamid đến 5 lần.
Quinidine và ritonavir là các chất có tác dụng ức chếP-glycoprotein. Do vậy khi dùng đồng thời hai thuốc trên với Loperamide sẽ xảyra tương tác dẫn đến tăng nồng độ của Loperamide trong máu gấp 2- 3 lần so vớikhi dùng đơn độc. Do vậy cần hiệu chỉnh liều phù hợp để tránh nguy cơ xảy raquá liều hoặc tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn.
Các thuốc làm tăng tốc độ di chuyển của khối thức ăn trongtiêu hóa tác dụng đối kháng với Loperamide dẫn đến làm giảm hiệu quả điều trịcủa Loperamide.
Loperamide bên cạnh đó cũng tương tác làm thay đổi nồng độcủa thuốc dùng cùng nó. Ví dụ làm tăng nồng độ của Desmopressin trong huyếttương lên 3 lần, có thể giải thích điều này do Loperamide làm giảm nhu độngđường ruột.
Quá liều,quên liều và cách xử trí
Quáliều:
Các biểu hiện của quá liều như ức chế thần kinh trung ương:buồn ngủ, giảm trương lực cơ, ức chế hô hấp, co đồng tử và tắc ruột có thể xảy ra. Quá liều ở trẻ em nguy hiểmhơn rất nhiều ở người lớn.
Xử trí: Nếu triệu chứng quá liều xảy ra, dùng naloxon đểgiải độc. Theo dõi sát các triệu chứng của bệnh nhân trong quá trình giải độc.
Quênliều:
Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên, do việc nàykhông giúp bạn bù lại liều đã quên và làm tăng nguy cơ dùng thuốc quá liều.
Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào về cách dùng thuốc nàyhãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọngkhi sử dụng thuốc Loperamide
Những chú ý khi sử dụng thuốc Loperamide
Thuốc Loperamide không phải thuốc bù nước và điện giải nênkhi tiêu chảy cấp hoặc mạn cần phải dùng các chế phẩm bổ sung nước và điện giải cho bệnh nhân.
Khi sử dụng thuốc Loperamide mà triệu chứng không đỡ trongvòng 48h thì không nên cho bệnh nhân dùng Loperamide nữa. Phải xem xét nguyênnhân gây tiêu chảy.
Nếu bắt buộc phải dùng cho bệnh nhân rối loạn chức năng ganthì cần phải phải được theo dõi sát các dấu hiệu gây độc thần kinh.
Ở các bệnh nhân bị viêm đại tràng cấp tính, viêm đại trànggiả mạc do kháng sinh phổ rộng, Loperamide làm ức chế nhu động ruột làm chothời gian lưu chuyển qua ruột tăng dẫn đến gây độc cho ruột kết.
Ngưng sử dụng nếu bệnh nhân xuất hiện táo bón.
Các vấn đề sức khỏe khác: Sự hiện diện của các bệnh khác cóthể ảnh hưởng đến việc sử dụng Loperamid. Bệnh nhân phải báo cho bác sĩ điềutrị biết trong trường hợp có những vấn đề khác về sức khỏe, đặc biệt các bệnhlý như viêm ruột kết (nặng), bệnh lỵ, bệnh gan. Trong các trường hợp này, cầntránh dùng Loperamid.
Ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Trên nghiên cứu lâm sàng đối với động vậtthì loperamid không gây ung thư hay quái thai, không gây giảm khả năng thụthai. Tuy nhiên các nhà khoa học khuyến cáo là bạn nên cân nhắc giữa lợi ích vàtác dụng loperamid mang lại khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân đang mang thai đặcbiệt là khoảng mang thai 3 tháng đầu.
Phụ nữ cho con bú: Loperamid có thể sẽ được bài tiết quasữa mẹ chính vì vậy không khuyến cáo sử dụng loperamid cho phụ nữ đang cho conbú.
Dược lựchọc
Loperamid là dược phẩm chứa hoạt chất gắn kết với thụ thểopiat tại thành ruột, làm giảm tính kích ứng niêm mạc và kích thích gây co thắtống tiêu hóa. Làm giảm nhu động ruột đẩy tới, kéo dài thời gian lưu thông tronglòng ruột. Loperamid làm tăng trương lực cơ thắt hậu môn vì vậy làm giảm bớt sựgấp gáp trong phản xạ đại tiện không kìm chế. Do thuốc có ái lực cao với ruộtvà chuyển hóa chủ yếu khi qua gan lần đầu nên khó đến hệ thống tuần hoàn.Loperamid ức chế nhu động ruột do ảnh hưởng ngoại biên trực tiếp của nó lên thànhruột. Nghiên cứu ở động vật cho thấy rằng hiệu ứng ảnh hưởng đến hệ thần kinhtrung ương chỉ xuất hiện khi sử dụng thuốc ở liều vượt quá liều sử dụng cho conngười. Vì vậy, có thể sử dụng loperamid một cách hợp lý để điều trị triệu chứngtiêu chảy cấp và mạn tính, làm tăng thời gian lưu thông và hấp thu ở những bệnhnhân sau phẫu thuật mở thông hồi tràng.
Dược độnghọc
Loperamid dễ dàng hấp thụ từ ruột (khoảng 40% liềucủa loperamid được hấp thu từ ruột) nhưng phần lớn được lọc và chuyển hoá bởigan thành dạng không hoạt tính(trên 50%) và được bài tiết qua phân và nước tiểucả dưới dạng không đổi và chuyển hoá(30-40%). Nồng độ thuốc tiết qua sữa rấtthấp. Liên kết với protein huyết tương khoảng 97%. Thời gian bán hủy củaloperamid ở người trong khoảng 9-14 giờ. Thải trừ chủ yếu qua phân.
Bảo quản:
Nơikhô ráo, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, ở nhiệt độ dưới 30°c.
Tránh xa tầm tay trẻ em