Niztahis 300mg H3vi10vna

Chi tiết sản phẩm

Thành phần Mỗi viên chứa Nizatidin ..... 300 mg

Mô tả:

Chỉđịnh:

Loét tá tràng.

Loét dạ dày lành tính.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Loét dạ dày và/hoặc loét tá tràng liên quan với việc sử dụng đồng thời cácthuốc chống viêm không steroid.

Cáchdùng - Liều dùng:

Cáchdùng:

Uống viên thuốc với 1 cốc nước.

Liềudùng:

Người lớn:

Loét tá tràng: Liều khuyến cáo hàng ngày là uống 300 mg vào buổi tối. Điềutrị nên tiếp tục trong bốn tuần, mặc dù thời gian này có thể giảm nếu vết loétđang lành được xác nhận bằng nội soi. Hầu hết các vết loét sẽ lành trong vòng bốntuần, nhưng nếu vết loét không hoàn toàn lành hẳn sau bốn tuần điều trị, bệnhnhân nên tiếp tục điều trị thêm bốn tuần nữa.

Loét dạ dày lành tính: Liều khuyến cáo hàng ngày là uống 300 mg vào buổi tốicho bốn tuần hoặc, nếu cần thiết, tám tuần. Trước khi điều trị bằng nizatidin,cần thận trọng loại trừ khả năng ung thư dạ dày.

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Uống 300 mg một lần lúc đi ngủ lên đến300 mg hai lần mỗi ngày. Điều trị cho đến 12 tuần được chỉ định cho viêm, loétvà ợ nóng.

Loét dạ dày và/hoặc loét tá tràng liên quan với việc sử dụng đồng thời cácthuốc chống viêm không steroid: Liều khuyến cáo hàng ngày là uống 300 mg trướckhi đi ngủ trong tối đa 8 tuần. Ở hầu hết các bệnh nhân, vết loét sẽ lành trongvòng 4 tuần. Trong thời gian điều trị, việc sử dụng các thuốc chống viêm khôngsteroid có thể tiếp tục.

Người cao tuổi: Tuổi tác không ảnh hưởng đáng kể hiệu quả hoặc sự an toàn.Thường không cần điều chỉnh liều ngoại trừ ở những bệnh nhân có suy thận vừa đếnnặng (độ thanh thải creatinin dưới 50 ml/phút).

Trẻ em:

Sự an toàn và hiệu quả của nizatidin ở trẻ em chưa được xác định. Không códữ liệu.

Bệnh nhân suy thận: Đối với bệnh nhân suy thận vừa (độ thanh thải creatinindưới 50 ml/phút) hoặc suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút)không dùng viên NIZTAHIS 300 do liều dùng không thích hợp, những bệnh nhân nàydùng viên NIZTAHIS 150 theo hướng dẫn điều chỉnh liều cho người suy thận.

Một số lưu ý đặc biệt về xử lý thuốc trước và sau khi sử dụng thuốc:

Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.

Chốngchỉ định:

Quá mẫn với các thuốc kháng thụ thể H2 hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phầnnào của thuốc.

Cảnhbáo và thận trọng khi dùng thuốc:

Trước khi dùng nizatidin để điều trị loét dạ dày, phải loại trừ khả năngung thư, vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng và làm chậm chẩn đoán ung thư.

Mẫn cảm chéo: Những người bệnh mẫn cảm với một trong những thuốc kháng thụthể H2 có thể cũng mẫn cảm với các thuốc khác trong nhóm kháng H2 histamin.

Dùng thận trọng và giảm liều và/hoặc kéo dài khoảng cách giữa các lần dùngthuốc ở người suy thận (Clcr < 50 ml/phút) vì thuốc được thải trừ chủ yếuqua thận.

Cân nhắc nguy cơ/lợi ích khi dùng ở người xơ gan hoặc suy gan (có thể phảigiảm liều hoặc kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc).

Độ an toàn và hiệu quả của nizatidin đối với trẻ dưới 12 tuổi chưa được chứngminh.

Thuốc này có chứa lactose. Bệnh nhân mắc các rối loạn chuyển hóa di truyềnhiếm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt lactase Lapp hoặc rối loạn hấpthu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.

Sử dụngthuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Thờikỳ có thai:

Nizatidin qua được nhau thai. Các nghiên cứu dùng nizatidin ở phụ nữ mangthai chưa đầy đủ, vì vậy chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và theo lời khuyên củathầy thuốc.

Nghiên cứu trên chuột và thỏ uống với liều lên tới 1500 mg và 275mg/kg/ngày (gấp 40,5 và 14,6 lần liều dùng cho người dựa trên diện tích cơ thể,tương ứng), không thấy có dấu hiệu ảnh hưởng độc đến thai.

Phụ nữ có khả năng mang thai hoặc đang sử dụng các biện pháp tránh thai nêntham khảo ý kiến bác sỹ cẩn thận trước khi điều trị với thuốc này.

Thờikỳ cho con bú:

Nizatidin bài tiết vào sữa mẹ, có thể gây ADR nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ. Ngườimẹ nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc hoặc ngừng dùng thuốc.

Ảnhhưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc:

Vì thuốc gây chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu thận trọng lái xe và vậnhành máy móc khi sử dụng thuốc.

Tươngtác, tương kỵ của thuốc:

Tương tác của thuốc với các thuốc khác và các loại tương tác khác:

Thuốc lá: Hiệu lực ức chế bài tiết acid dịch vị vào ban đêm của các thuốckháng thụ thể H2 có thể bị giảm do hút thuốc lá. Người bị loét dạ dày nên ngừnghút thuốc hoặc ít nhất tránh hút thuốc sau khi uống liều thuốc kháng thụ thể H2cuối cùng trong ngày.

Rượu: Tránh dùng đồ uống có cồn.

Không giống như cimetidin, nizatidin không ức chế cytochrom P450 nên ít tácđộng lên chuyển hóa của các thuốc khác. Tuy nhiên, giống như các thuốc kháng thụthể H2 khác, do làm tăng pH dạ dày nên có thể ảnh hưởng đến hấp thu của một sốthuốc khác.

Thuốc kháng acid: Dùng đồng thời với thuốc kháng thụ thể H2 có thể làm giảmhấp thu thuốc kháng thụ thể H2. Khuyên người bệnh không uống bất kỳ thuốc khángacid nào trong vòng 1 giờ sau uống thuốc kháng thụ thể H2.

Thuốc gây suy tủy: Cloramphenicol, cyclophosphamid… dùng cùng thuốc khángthụ thể H2, có thể làm tăng hiện tượng giảm bạch cầu trung tính hoặc rối loạn tạomáu khác.

Itraconazol hoặc ketoconazol: Làm giảm đáng kể hấp thu của hai thuốc này dothuốc kháng thụ thể H2 làm tăng pH dạ dày, vì vậy phải uống các thuốc kháng thụthể H2 ít nhất 2 giờ sau uống itraconazol hoặc ketoconazol.

Salicylat: Nizatidin có thể làm tăng nồng độ huyết thanh salicylat khi dùngđồng thời với acid acetylsalicylic liều cao.

Sucralfat: Làm giảm hấp thu của các thuốc kháng thụ thể H2, phải uống haithuốc cách nhau ít nhất là 2 giờ.

Tương kỵ của thuốc:

Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốcnày với các thuốc khác.

Tác dụng phụ:

Các phản ứng có hại được phân nhóm theo tần suất: Rất thường gặp (ADR ≥1/10), thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10), ít gặp (1/1.000 ≤ ADR < 1/100),hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR < 1/1.000), rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000); khôngthể ước lượng tần suất được liệt kê “Chưa rõ tần suất”.

Nizatidin có rất ít hoặc không có tác dụng kháng androgen, mặc dù có mộtvài thông báo về chứng vú to và giảm dục năng ở nam giới. Nizatidin cũng không ảnhhưởng đến nồng độ prolactin và không ảnh hưởng đến thanh thải qua gan của cácthuốc khác. Các ADR của nizatidin trên tim ít hơn các thuốc kháng thụ thể H2khác.

Thường gặp

Da: Phát ban, ngứa, viêm da tróc vảy.

Hô hấp: Ho, chảy nước mũi, viêm họng, viêm xoang.

Khác: Đau lưng, đau ngực.

Ít gặp

Da: Mày đay.

Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, nôn.

Toàn thân: Sốt, nhiễm khuẩn. Tăng acid uric máu.

Hiếm gặp

Toàn thân: Chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu.

Da: Hồng ban đa dạng, rụng tóc, hoại tử biểu bì nhiễm độc.

Máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ huyết cầu.

Tim mạch: Loạn nhịp (nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm), hạ huyết áp tư thế,blốc nhĩ – thất, ngất.

Quá mẫn: Sốc phản vệ, phù mạch, phù thanh quản, co thắt phế quản, viêm mạch.

Gan: Viêm gan, vàng da, ứ mật, tăng enzym gan.

Tâm thần: Bồn chồn, ảo giác, nhầm lẫn.

Nội tiết: Giảm khả năng tình dục, chứng vú to ở đàn ông.

Cơ khớp: Đau cơ, đau khớp.

Mắt: Rối loạn thị giác.

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụngthuốc.

Quáliều và cách xử trí

Thông tin về độc tính cấp của nizatidin còn hạn chế. Chưa biết liều gây chếtcấp của nizatidin ở người.

Triệu chứng:

 Trên động vật, quá liều nizatidin cótriệu chứng cholinergic gồm: Chảy nước mắt, tiết nước bọt, nôn, co đồng tử, ỉachảy.

Xử trí:

Không có thuốc giải độc đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Giảm hấp thu: Gây nôn, rửa dạ dày, uống than hoạt.

Cơn co giật: Tiêm tĩnh mạch diazepam.

Nhịp tim chậm: Điều trị bằng atropin.

Loạn nhịp thất: Điều trị bằng lidocain.

Theo dõi lâm sàng và điều trị hỗ trợ. Thẩm phân máu không loại bỏ đượcnizatidin.

Bảoquản:

Nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp

Tránh xa tầm tay trẻ em