Chi tiết sản phẩm
Thành phần Thành phần hoạt chất: Metformin hydroclorid .............................. 750 mg
Mô tả:
Thuốc này chỉ dùng theo đơn thuốc.
Chỉ định:
Điều trị đái tháo đường týp 2 (không phụ thuộcinsulin) ở người trưởng thành, đặc biệt ở người béo phì, sau khi đã áp dụng chếđộ ăn kiêng và tập thể dục đơn thuần không hiệu quả.
Glumeform750 XR có thể được dùng như đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc trị đáitháo đường đường uống khác hoặc với insulin.
Cách dùng, liều dùng: Theo toa bác sĩ
Lưuý: Uống cả viên Glumeform 750 XR, không bẻ hoặc nhai viên thuốc.
Liềukhuyến cáo:
Liềukhởi đầu đối với bệnh nhân đang không sử dụng metformin là 500 mg, một lần/ngày, dùng đường uống. Nếu bệnh nhân không gặp phản ứng có hại đường tiêu hóavà cần phải tăng liều thì có thể dùng thêm 500 mg sau mỗi khoảng thời gian điềutrị từ 1 đến 2 tuần. Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trêntừng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp của bệnh nhân và khôngvượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000 mg/ ngày.
Ngườilớn:
Glumeform750 XR được chỉ định cho những bệnh nhân đã được điều trị bằng metformin (dạnggiải phóng tức thì hoặc giải phóng kéo dài).
LiềuGlumeform 750 XR nên tương đương với liều hàng ngày của metformin
(dạnggiải phóng tức thì hoặc giải phóng kéo dài), tối đa là 1500 mg uống vào bữa ăntối.
Sau10 - 15 ngày điều trị nên kiểm tra sự tương thích về liều lượng của Glumeform750 XR dựa trên việc đo lượng đường huyết.
Kếthợp với insulin: Đối với bệnh nhân đã được điều trị metformin phối hợp vớiinsulin, liều Glumeform 750 XR nên tương đương với liều hàng ngày củametformin, tối đa là 1500 mg uống vào bữa ăn tối, trong khi liều insulin đượcđiều chỉnh dựa trên việc đo lượng đường huyết.
Ngườicao tuổi: Liều dùng của thuốc nên được điều chỉnh dựa vào chức năng thận. Cầnthường xuyên đánh giá chức năng thận.
Trẻem: Do chưa có dữ liệu, không nên dùng Glumeform 750 XR cho trẻ em.
Khuyếncáo sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận:
Đánhgiá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với metformin và đánh giá định kỳsau đó.
Chốngchỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/ phút/ 1,73 m2 .
Khôngkhuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng30 - 45 mL/ phút/ 1,73 m2.
Ởbệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/ phút/ 1,73m2, đánh giá nguy cơ - lợi ích khi tiếp tục điều trị.
Ngừngsử dụng metformin nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30 mL/ phút/ 1,73 m2[xem mục Chống chỉ định, mục Cảnh báo và thận trọng].
Glumeform750 XR có thể được sử dụng ở bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thảiClCr từ 45 - 59 mL/ phút hoặc mức lọc cầu thận eGFR từ 45 - 59 mL/ phút/ 1,73m2) chỉ khi không có các yếu tố khác làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic và phảiđiều chỉnh liều như sau: liều khởi đầu là 500 mg hoặc 750 mg metforminhydroclorid, 1 lần/ ngày. Liều tối đa là 1000 mg/ ngày. Chức năng thận nên đượctheo dõi chặt chẽ (mỗi 3 - 6 tháng).
Ngừngsử dụng metformin khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốccản quang chứa iod.
Trênnhững bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng từ 30 - 60 mL/ phút/ 1,73 m2, trên nhữngbệnh nhân có tiền sử bệnh lý về gan, nghiện rượu hoặc suy tim, hoặc trên nhữngbệnh nhân sẽ sử dụng thuốc cản quang chứa iod qua đường động mạch, ngừngmetformin trước hoặc tại thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có sửdụng thuốc cản quang chứa iod. Đánh giá lại chỉ số eGFR sau khi chiếu chụp 48giờ sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định [xem mục Cảnh báo và thậntrọng].
Chống chỉ định
Bệnhnhân suy thận nặng (eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2) [xem mục Cảnh báo và thận trọng].
Quámẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân đã có tiền sử quá mẫn vớimetformin.
Bệnhnhân toan chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do tiểuđường.
Cáctrường hợp cấp tính có thể làm thay đổi chức năng thận như: mất nước, nhiễm khuẩnnặng, sốc, tiêm chất cản quang có chứa iod.
Cáctrường hợp bệnh cấp tính có thể gây giảm oxy mô như: suy tim mất bù, suy hô hấp,cơn nhồi máu cơ tim, sốc.
Suygan, nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
Cánh báo và thận trọng khi dùng thuốc
Nhiễmtoan lactic
Quátrình giám sát hậu mãi đã ghi nhận những ca nhiễm toan lactic liên quan đếnmetformin, bao gồm cả trường hợp tử vong, giảm thân nhiệt, tụt huyết áp, loạnnhịp chậm kéo dài. Khởi phát của tình trạng nhiễm toan acid lactic liên quan đếnmetformin thường không dễ phát hiện, kèm theo các triệu chứng không điển hìnhnhư khó chịu, đau cơ, suy hô hấp, lơ mơ và đau bụng. Nhiễm toan acid lacticliên quan đến metformin được đặc trưng bằng nồng độ lactat tăng lên trong máu (>5 mmol/L), khoảng trống anion (không có bằng chứng của keto niệu hoặc ketomáu), tăng tỷ lệ lactat/pyruvat và nồng độ metformin huyết tương nói chung tăng> 5µg/mL.
Yếutố nguy cơ của nhiễm toan acid lactic liên quan đến metformin bao gồm suy thận,sử dụng đồng thời với một số thuốc nhất định (ví dụ các chất ức chế carbonic anhydrasenhư topiramat), từ 65 tuổi trở lên, có thực hiện chiếu chụp sử dụng thuốc cảnquang, phẫu thuật và thực hiện các thủ thuật khác, tình trạng giảm oxy hít vào(ví dụ suy tim sung huyết cấp), uống nhiều rượu và suy gan.
Cácbiện pháp giảm thiểu nguy cơ và xử trí nhiễm toan acid lactic liên quan đếnmetformin ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao được trình bày chi tiết trong tờ hướngdẫn sử dụng thuốc (mục Cách dùng và liều dùng, Chống chỉ định, Cảnh báo và thậntrọng, Tương tác thuốc và Sử dụng thuốc trên những đối tượng đặc biệt).
Nếunghi ngờ có toan lactic liên quan đến metformin, nên ngừng sử dụng metformin,nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện và tiến hành các biện pháp xử trí. Ở nhữngbệnh nhân đã điều trị với metformin, đã được chẩn đoán toan lactic hoặc nghi ngờcó khả năng cao bị toan lactic, khuyến cáo nhanh chóng lọc máu để điều chỉnhtình trạng nhiễm toan và loại bỏ phần metformin đã bị tích lũy (metforminhydroclorid có thể thẩm tách được với độ thanh thải 170 mL/phút trong điều kiệnhuyết động lực tốt). Lọc máu có thể làm đảo ngược triệu chứng và hồi phục.
Hướngdẫn cho bệnh nhân và người nhà về các triệu chứng của toan lactic và nếu nhữngtriệu chứng này xảy ra, cần ngừng thuốc và báo cáo những triệu chứng này chobác sĩ.
Đốivới mỗi yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic liên quan đến metformin, nhữngkhuyến cáo nhằm giúp giảm thiểu nguy cơ và xử trí tình trạng toan lactic liênquan đến metformin, cụ thể như sau:
Suythận:Những ca nhiễm toan lactic liên quan đến metformin trong quá trình giám sát thuốchậu mãi xảy ra chủ yếu trên những bệnh nhân bị suy thận nặng. Nguy cơ tích lũymetformin và nhiễm toan lactic liên quan đến metformin tăng lên theo mức độnghiêm trọng của suy thận bởi metformin được thải trừ chủ yếu qua thận. Khuyếncáo lâm sàng dựa trên chức năng thận của bệnh nhân bao gồm [xem mục Cách dùngvà liều dùng, Dược lý lâm sàng]:
-Trước khi khởi đầu điều trị với metformin cần ước tính mức độ lọc cầu thận(eGFR) của bệnh nhân.
-Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/ phút/ 1,73 m2 [xemmục Chống chỉ định].
-Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trongkhoảng 30 - 45 mL/ phút/ 1,73 m2.
-Thu thập dữ liệu về eGFR ít nhất 1 lần/năm ở tất cả các bệnh nhân sử dụngmetformin, ở bệnh nhân có khả năng tăng nguy cơ suy thận (ví dụ như người caotuổi), chức năng thận nên được đánh giá thường xuyên hơn.
-Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/ phút/ 1,73m2, đánh giá nguy cơ - lợi ích của việc tiếp tục phác đồ.
Tương tác thuốc:
Sửdụng đồng thời metformin với một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toanlactic liên quan đến metformin: bệnh nhân suy giảm chức năng thận dẫn tới nhữngthay đổi đáng kể về mặt huyết động, ảnh hưởng tới cân bằng acid-base hoặc làmtăng tích lũy metformin [xem mục Tương tác thuốc]. Vì vậy, cân nhắc theo dõi bệnhnhân thường xuyên hơn.
Bệnhnhân từ 65 tuổi trở lên: Nguy cơ toan lactic liên quan đến metformin tăng lêntheo tuổi của bệnh nhân bởi bệnh nhân cao tuổi có khả năng bị suy gan, suy thận,suy tim lớn hơn những bệnh nhân trẻ tuổi hơn. Cần đánh giá chức năng thận thườngxuyên hơn đối với những bệnh nhân lớn tuổi.
Thựchiện các xét nghiệm chẩn đoán có sử dụng thuốc cản quang: Tiêm thuốc cản quangvào nội mạch ở những bệnh nhân đang điều trị metformin có thể dẫn tới suy giảmcấp tính chức năng thận và gây ra toan lactic. Ngừng sử dụng metformin trước hoặctại thời điểm thực hiện chiếu chụp có sử dụng thuốc cản quang có chứa iod ở nhữngbệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30 - 60 mL/ phút/ 1,73 m2, những bệnh nhâncó tiền sử suy gan, nghiện rượu, suy tim hoặc những bệnh nhân sẽ sử dụng thuốccản quang chứa iod theo đường động mạch. Đánh giá lại eGFR 48 giờ sau khi chiếuchụp và sử dụng lại metformin nếu chức năng thận ổn định.
Phẫuthuật hoặc các thủ thuật khác:
Cầnngưng sử dụng metformin khi tiến hành các phẫu thuật thông thường, gây tê tủy sốnghay ngoài màng cứng. Chỉ sử dụng lại ít nhất 48 giờ sau đó hoặc khi bệnh nhâncó thể dinh dưỡng đường miệng trở lại hoặc được đánh giá lại chức năng thận.
Sựlưu giữ thức ăn và dịch trong quá trình phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuậtkhác có thể làm tăng nguy cơ giảm thể tích, tụt huyết áp và suy thận. Nên tạmthời ngừng sử dụng metformin khi bệnh nhân bị giới hạn lượng thức ăn và dịch nạpvào.
Tìnhtrạng giảm oxy hít vào: Quá trình theo dõi hậu mãi đã ghi nhận một số ca nhiễmtoan lactic liên quan đến metformin xảy ra trong bệnh cảnh suy tim sung huyết cấp(đặc biệt khi có kèm theo giảm tưới máu và giảm oxy huyết). Trụy tim mạch (sốc),nhồi máu cơ tim cấp, nhiễm khuẩn huyết và các bệnh lý khác liên quan đến giảmoxy huyết có mối liên quan với toan lactic và cũng có thể gây nitơ huyết trướcthận. Khi những biến cố này xảy ra, ngừng metformin.
Uốngrượu: Rượu có khả năng ảnh hưởng đến tác động của metformin lên chuyển hóalactat và từ đó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic liên quan đếnmetformin. Cảnh báo bệnh nhân không uống rượu khi sử dụng metformin.
Suygan: Bệnh nhân suy gan có thể tiến triển thành toan lactic liên quan đếnmetformin do suy giảm thải trừ lactat dẫn tới tăng nồng độ lactat trong máu. Vìvậy, tránh sử dụng metformin trên những bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh ganthông qua bằng chứng xét nghiệm hoặc lâm sàng.
Thaythế metformin bằng insulin trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, chấn thương sauphẫu thuật, có thai.
Nguycơ cao thiếu oxy máu và suy thận ở bệnh nhân suy tim. Ở những bệnh nhân suy timmạn tính ổn định, metformin có thể được sử dụng, tuy nhiên cần giám sát thườngxuyên chức năng tim và thận.
Đốivới bệnh nhân suy tim cấp tính và không ổn định: chống chỉ định.
Liênquan đến tá dược muối natri:
Sảnphẩm này chứa 0,143 mmol (hay 3,289 mg) natri cho mỗi liều uống. Do đó cần sử dụngthận trọng ở bệnh nhân có chế độ ăn giảm natri.
Phụ nữ có thai và cho con bú:
Chốngchỉ định thuốc cho phụ nữ có thai. Phụ nữ cho con bú cần cân nhắc nên ngừng chocon bú hoặc ngừng thuốc, căn cứ vào mức độ quan trọng của thuốc với người mẹ.
Láy xe và vận hành máy móc
Glumeform750 XR không gây hạ đường huyết khi dùng đơn độc. Tuy nhiên, cần thận trọng khikết hợp thuốc với các thuốc trị đái tháo đường khác vì nguy cơ hạ đường huyết. docó nguy cơ hạ đường huyết nên bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng khi láy xe và vận hànhmáy móc
Tương tác thuốc
Tăngtác dụng/ Độc tính: Nồng độ và độc tính của metformin có thể tăng bởicephalexin, cimetidin, các thuốc cản quang có iod.
Giảmtác dụng: Nồng độ và tác dụng của metformin có thể giảm bởi corticosteroid (uống,hít, tiêm), các chất tương tự hormon giải phóng LH, somatropin.
Thứcuống chứa cồn có thể làm tăng tỉ lệ nhiễm toan lactic, có thể gây hạ đường huyết.
Tác dụng không mong muốn:
Tácdụng không mong muốn (ADR) thường gặp nhất là về tiêu hóa. Những tác dụng nàyliên quan đến liều và thường xảy ra lúc bắt đầu điều trị, nhưng thường là nhấtthời.
Rấtthường gặp (ADR >1/10): Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụngvà chán ăn. Các tác dụng này xảy ra thường xuyên hơn trong giai đoạn bắt đầu điềutrị và thường tự khỏi trong hầu hết các trường hợp.
Thườnggặp (1/100 ≤ ADR < 1/10 ): Roi loan vịgiac.
Rấthiếm gặp (tỉ lệ < 1/10 000): Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: nhiễm toanlactic; giảm hấp thu vitamin B12. Rối loạn da và mô dưới da: ban đỏ, ngứa, màyđay.
Thôngbáo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướngdẫn cách xử trí ADR:
Cóthể tránh những ADR về tiêu hóa nếu uống metformin vào bữa ăn và tăng liều dầntừng bước.
Khidùng dài ngày có thể có nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 nhưng ít quan trọng vềlâm sàng và hãn hữu mới xảy ra, thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Điều trị những trườnghợp này bằng vitamin B12 có kết quả tốt.
Cầnlưu ý ngừng điều trị metformin nếu nồng độ lactat huyết tương vượt quá 5 mmol/lít.
Suygiảm chức năng thận hoặc gan là một chỉ định bắt buộc phải ngừng điều trịmetformin.
Khibị nhồi máu cơ tim hoặc nhiễm khuẩn máu, bắt buộc phải ngừng dùng metforminngay.
Khôngdùng hoặc hạn chế uống rượu do tăng nguy cơ nhiễm acid lactic.
Nếungười bệnh nhịn đói kéo dài hoặc được điều trị với chế độ ăn có lượng calo rấtthấp thì tốt nhất là ngừng dùng metformin.
Quá liều và xử lý:
Khôngthấy giảm đường huyết sau khi uống 85 g metformin, mặc dù nhiễm toan lactic đãxảy ra trong trường hợp đó. Sử dụng metformin quá liều hoặc có những yếu tốnguy cơ đồng thời có thể gây nhiễm toan lactic. Phương pháp hiệu quả nhất để loạibỏ lactat và metformin là thẩm phân máu.
Dược lực học:
MãATC: A10BA02
Glumeform750 XR là thuốc trị đái tháo đường với thành phần hoạt chất là metformin, thuộcnhóm biguanid. Metformin làm giảm nồng độ đường huyết cơ bản và sau khi ăn. Thuốckhông gây kích thích tiết insulin, vì thế không gây hạ đường huyết. Metformintác dụng qua 3 cơ chế: giảm sản xuất glucose ở gan bằng cách ức chế tân tạo đườngvà phân hủy glycogen; tại cơ, gia tăng sự nhạy cảm của insulin, cải thiện việcsử dụng glucose ở ngoại biên; làm chậm hấp thu glucose ở ruột.
Metforminkích thích sự tổng hợp glycogen ở tế bào bằng cách tác động lên men glycogensynthase.
Thuốcgia tăng khả năng vận chuyển của tất cả các chất vận chuyển glucose qua màng(GLUT).
Ngoàitác dụng chống tăng đường huyết, metformin còn có ảnh hưởng có lợi lên thành phầncác lipid máu ở những bệnh nhân bị đái tháo đường týp 2. Thuốc làm giảm nồng độtriglycerid, cholesterol toàn phần và LDL cholesterol. Không nhận thấy tác dụngtương tự đối với viên giải phóng kéo dài.
Dược động học
Hấpthu:
Saukhi uống dạng phóng thích kéo dài, thời gian hấp thu metformin gia tăng đáng kểvới giá trị Tmax là 7 giờ (dạng phóng thích tức thời là 2,5 giờ).
Ởtrạng thái cân bằng, tương tự như dạng phóng thích tức thời, các giá trị Cmaxvà AUC không tăng tuyến tính theo liều dùng. Khi uống liều 2000 mg phóng thíchkéo dài, giá trị AUC thu được tương đương uống liều 1000 mg x 2 lần/ ngày dạngphóng thích tức thời. Sự thay đổi các giá trị AUC và Cmax trong cùng 1 cá thểthì tương đương nhau giữa dạng phóng thích kéo dài và phóng thích tức thời.
Giátrị AUC giảm 10% khi uống thuốc (dạng phóng thích kéo dài) trong điều kiện nhịnăn, còn các giá trị Cmax, Tmax không bị ảnh hưởng. Sự hấp thu thuốc không bị ảnhhưởng bởi thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn. Không có sự tích tụ thuốc khi uốngliều lặp lại đến 2000 mg dạng phóng thích kéo dài.
Uốngliều đơn 1500 mg Glumeform 750 XR, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được là1193 ng/ ml sau 4 - 12 giờ (trung bình 5 giờ).
Khisử dụng liều 1500 mg trên các đối tượng nhịn ăn và ăn uống đầy đủ, giá trị Cmaxvà AUC thu được là tương đương nhau giữa Glumeform 750 XR và Glumeform 500 XR.
Phânbố:
Gắnvới protein huyết tương không đáng kể, metformin phân bố vào các tế bào hồng cầu.Nồng độ đỉnh trong máu thấp hơn nồng độ trong huyết tương và các giá trị này đạtđược tại cùng một thời điểm. Tế bào máu đóng vai trò như là một ngăn phân bố thứhai, thể tích phân bố trung bình từ 63 - 276 L.
Chuyểnhóa:
Metforminđược bài tiết dưới dạng không đổi trong nước tiểu, không tìm thấy bất kỳ chấtchuyển hóa nào trên người.
Thảitrừ:
Độthanh thải ở thận của metformin > 400 mL/ phút, điều này cho thấy rằngmetformin được loại bỏ bởi sự lọc qua cầu thận và bài tiết của ống thận. Saukhi uống, thời gian bán thải của metformin khoảng 6,5 giờ.
Khichức năng thận bị suy giảm, độ thanh thải giảm tỉ lệ theo creatinin dẫn đến thờigian bán thải bị kéo dài làm tăng nồng độ metformin trong huyết tương.
Nhómđối tượng đặc biệt
Suygiảm chức năng thận:
Chưacó nhiều dữ liệu trên bệnh nhân suy thận cũng như các dữ liệu so sánh về mức độphơi nhiễm với metformin giữa bệnh nhân suy thận và bệnh nhân khỏe mạnh. Do dóviệc điều chỉnh liều dùng cần được thực hiện dựa trên hiệu quả lâm sàng và sựdung nạp của bệnh nhân.
Bảo quản: Nơikhô, nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng.