Belara H21vn

NSX: Hungary

Chi tiết sản phẩm

Thành phần Ethinylestradiol 0,03mg, chlormadinon acetat 2mg (tương đương 1,71mg chlormadinon).

Mô tả:

Chỉ định:

Thuốc nội tiết tố dùng tránh thai.Khi sử dụng Belara nên cân nhắc các yếu tố nguy cơ hiện có ở từng phụ nữ, đặc biệt là nguy cơ huyết khối tĩnh mạch (VTE) và so sánh nguy cơ huyết khối tĩnh mạch khi dùng Belara với nguy cơ của các thuốc nội tiết tố dùng tránh thai dạng kết hợp khác.

Liều lượng - Cách dùng:

Dùng hàng ngày vào cùng thời điểm, theo hướng mũi tên, trong 21 ngày liên tiếp sau đó ngưng thuốc 7 ngày. Sau 7 ngày ngưng thuốc, dùng vỉ tiếp theo vào ngày thứ 8 ngay cả khi vẫn còn hành kinh.

Nếu trước đó không dùng thuốc tránh thai nội tiết: bắt đầu uống viên đâu tiên vào ngày 1 của chu kì. Bắt đầu vào ngày thứ 2 - 5 của chu kỳ: cần thêm biện pháp tránh thai cơ học trong 7 ngày đầu. Nếu chu kỳ kinh nguyệt đã bắt đầu hơn 5 ngày trước đó: nên đợi chu kỳ tiếp theo.

Chống chỉ định:

Đái tháo đường mất kiểm soát.

Tăng huyết áp không được kiểm soát, huyết áp thường xuyên > 140/90mmHg;

Huyết khối tĩnh mạch hoặc tiền sử huyết khối tĩnh mạch.

Huyết khối tĩnh mạch do di truyền hoặc mắc phải như kích hoạt đề kháng protein C, bao gồm yếu tố V Leiden, thiếu hụt yếu tố kháng thrombin III, thiếu hụt protein C, thiếu hụt protein S; đại phẫu có thời gian bất động kéo dài.

Huyết khối động mạch, tiền sử huyết khối động mạch hoặc có tiền triệu.

Nguy cơ huyết khối động mạch; bệnh mạch não - đột quỵ, tiền sử đột quỵ hoặc có tiền triệu; huyết khối động mạch do di truyền hoặc mắc phải như tăng homocystein máu và kháng thể kháng phospholipid; tiền sử đau nửa đầu với triệu chứng thần kinh khu trú; nguy cơ huyết khối động mạch do có nhiều yếu tố nguy cơ hoặc có một trong các yếu tố nguy cơ nghiêm trọng: đái tháo đường có triệu chứng trên mạch máu, tăng huyết áp nặng, rối loạn lipoprotein máu nặng;

Viêm gan, vàng da, rối loạn chức năng gan.

Ngứa toàn thân, ứ mật, đặc biệt trong lần mang thai hoặc điều trị bằng estrogen trước đó;

Hội chứng Dubin-Johnson, hội chứng Rotor, rối loạn tiết mật;

Tiền sử hoặc đang có khối u ở gan;

Đau dữ dội vùng thượng vị, phì đại gan hoặc có triệu chứng xuất huyết ổ bụng;

Lần đầu mắc hoặc tái phát cơn rối loạn chuyển hóa porphyrin;

Đang có hoặc tiền sử khối u ác tính nhạy cảm với hormon như ung thư vú hoặc ung thư tử cung;

Rối loạn chuyển hóa lipid nặng;

Viêm tụy hoặc có tiền sử viêm tụy, nếu có kết hợp với tăng triglycerid máu;

Triệu chứng đau nửa đầu hoặc tăng tần suất xuất hiện cơn đau đầu dữ dội;

Tiền sử đau nửa đầu với triệu chứng thần kinh khu trú;

Rối loạn cảm thụ cấp tính như rối loạn thị giác hoặc thính giác;

Rối loạn vận động;

Tăng số cơn động kinh;

Trầm cảm nặng;

Xốp xơ tai thoái hóa trong những lần mang thai trước đó;

Vô sinh không rõ nguyên nhân;

Tăng sản nội mạc tử cung;

Chảy máu bộ phận sinh dục không rõ nguyên nhân;

Nếu có một yếu tố nguy cơ nghiêm trọng hoặc nhiều yếu tố nguy cơ huyết khối động/tĩnh mạch;

Mẫn cảm vơi thành phần thuốc.

Tương tác thuốc:

Giảm nồng độ ethinylestradiol huyết thanh: thuốc làm tăng nhu động dạ dày ruột (metoclopramid), làm giảm hấp thu (than hoạt); chất gây cảm ứng enzym microsom gan: rifampicin, rifabutin, barbiturat), thuốc chống động kinh (carbamazepin, phenytoin, topiramat), griseofulvin, barbexaclon, primidon, modafinil, thuốc ức chế protease (ritonavir), cỏ thánh John; một số kháng sinh (ampicillin, tetracyclin). Khi điều trị với các thuốc này, dùng thêm biện pháp tránh thai cơ học và trong 7 ngày sau đó. Với các hoạt chất làm giảm nồng độ ethinylestradiol huyết thanh do gây cảm ứng enzym microsom gan, cần dùng thêm biện pháp tránh thai cơ học tới 28 ngày sau khi ngừng điều trị.

Làm tăng nồng độ ethinylestradiol huyết thanh: acid ascorbic, paracetamol; atorvastatin; thuốc kháng nấm nhóm imidazol (fluconazol), indinavỉ, troleandomycin.

Ethinylestradiol làm tăng nồng độ huyết thanh của: diazepam, ciclosporin, theophylin, prednisolon;

Ethinylestradiol làm giảm nồng độ huyết thanh của: clofibrat, paracetamol, morphin, lorazepam. Tác dụng của insulin và thuốc trị đái tháo đường đường uống có thể thay đổi do thuốc ảnh hưởng lên sự dung nạp glucose.

Các xét nghiệm: thuốc có thể ảnh hưởng một số xét nghiệm chức năng gan, thượng thận, tuyến giáp, nồng độ huyết tương các protein (SHBG, lipoprotein), chuyển hóa carbohydrat, đông máu và tiêu fibrin.