Chi tiết sản phẩm
Thành phần Thành phần hoạt chất Natri valproat 200 mg
Mô tả:
Chỉ định: Theo toa bác sĩ
Thuốc được chỉ định điều trị:
- Động kinh các thể: Động kinh cơn nhỏ, động kinh cơnlớn, động kinh cơn vắng ý thức, động kinh rung giật cơ và co cơ, động kinh cụcbộ. Thuốc có thể dùng đơn độc hoặc phụ trợ.
- Cơn hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực (rối loạn hưngcảm - trầm cảm).
Cách dùng - Liều dùng
Cách dùng: uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn2 giờ. Uống nguyên viên thuốc, không nghiền nát hoặc nhai.
Liều dùng: Liều hàng ngày khác nhau tùy theo độ tuổi vàcân nặng, có thể chia hai lần mỗi ngày.
* Động kinh
Người lớn
Liều khởi đầu 600 mg/ngày, cứ 3 ngày tăng 200 mg cho đếnkhi đạt được sự kiểm soát. Liều thường trong khoảng 1000 - 2000 mg/ngày, tươngđương với 20 - 30 mg/kg/ngày. Nếu không kiểm soát được cơn động kinh, liều cóthể tăng đến 2500 mg/ngày.
Trẻ em trên 20 kg
Liều khởi đầu là 400 mg/ngày (không phân biệt cân nặng),tăng liều dần đến khi đạt được sự kiểm soát, thường trong khoảng 20 - 30mg/kg/ngày; liều cao nhất 35 mg/kg/ngày.
Trẻ em dưới 20 kg
Liều khởi đầu là 20 mg/kg/ngày. Trong trường hợp nặng cóthể tăng liều nhưng chỉ ở những bệnh nhân có thể theo dõi nồng độ acid valproictrong huyết tương. Với liều trên 40 mg/kg/ngày, nên theo dõi các thông số lâmsàng và huyết học.
* Cơn hưng cảm trong rốiloạn lưỡng cực
Người lớn
Liều khởi đầu 750 mg/ngày, tăng liều tùy theo đáp ứngđiều trị, liều trung bình từ 1000 - 2000 mg/ngày. Nếu dùng trên 45 mg/kg/ngày,cần theo dõi cẩn thận. Để tiếp tục điều trị cơn hưng cảm trong rối loạn lưỡngcực, nên điều chỉnh liều thấp nhất có hiệu quả.
Trẻ em
Chưa có đánh giá về an toàn và hiệu quả ở trẻ dưới 18tuổi đối với chỉ định điều trị cơn hưng cảm trong rối loạn lưỡng cực
* Người lớn tuổi
Mặc dù dược động học của natri valproat bị thay đổi ởngười cao tuổi, nhưng ít có ý nghĩa lâm sàng, liều lượng nên được xác định dựatrên đáp ứng lâm sàng.
* Bệnh nhân suy thận
Có thể phải giảm liều ở bệnh nhân suy thận. Liều dùng nênđược điều chỉnh dựa trên theo dõi lâm sàng, vì theo dõi nồng độ thuốc tronghuyết tương có thể gây nhầm lẫn.
*Bệnh nhân suy gan
Rối loạn chức năng gan bao gồm suy gan dẫn đến tử vong đãxảy ra ở bệnh nhân điều trị với acid valproic hoặc natri valproat.
* Trẻ em gái, trẻ vịthành niên nữ, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai
Natri valproat cần được khởi đầu điều trị và giám sátchặt chẽ bởi Bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị động kinh. Chỉ nên sử dụngthuốc này khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc bệnh nhân khôngdung nạp được, cân bằng lợi ích - nguy cơ của thuốc nên được đánh giá cẩn thậntrong mỗi lần thăm khám định kỳ cho bệnh nhân. Tốt nhất, nên kê đơn natrivalproat dưới dạng đơn trị liệu và ở liều điều trị thấp nhất có hiệu quả. Nếucó thể, nên sử dụng dạng giải phóng kéo dài để tránh nồng độ đỉnh trong huyếttương cao. Liều hàng ngày nên được chia thành ít nhất hai liều đơn.
* Liệu pháp kết hợp
Khi bắt đầu dùng natri valproat ở những bệnh nhân đã dùngthuốc chống co giật khác, nên giảm liều các thuốc này: Nên bắt đầu liệu phápnatri valproat từ từ, liều đích đạt được sau khoảng 2 tuần.Trong một số trườnghợp, có thể cần tăng liều từ 5 -10 mg/kg/ngày khi dùng phối hợp với thuốc chốngco giật khác gây cảm ứng men gan như phenytoin, phenobarbital và carbamazepin.Khi ngưng các thuốc này, cơn động kinh có thể được kiểm soát với liều thấp củanatri valproat. Khi dùng đồng thời với barbiturat (đặc biệt ở trẻ em), nên giảmliều barbiturat. Lưu ý: ở trẻ em chỉ định liều cao hơn 40 mg/kg/ngày, cần theodõi các thông số lâm sàng và huyết học.
Liều tối ưu chủ yếu được xác định bằng việc kiểm soát cơnđộng kinh và đo nồng độ thuốc trong huyết tương thường không cần thiết. Tuynhiên, theo dõi nồng độ trong huyết tương có thể hữu ích khi sự kiểm soát kémhoặc nghi ngờ có tác dụng phụ.
Chống chỉ định
- Phụ nữ có thai.
- Viêm gan cấp và mạn tính.
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có rối loạn chức năng gannặng, đặc biệt là liên quan đến thuốc.
- Bệnh nhân có rối loạn chu trình urê.
- Mẫn cảm với valproat, divalproat, valpromid và cácthành phần của thuốc.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Valproat chống chỉ định ở những bệnh nhân rối loạn tythể do đột biến gen mã hóa enzym ty thể polymerase ϒ (POLG) như hội chứngAlpers-Huttenlocher và ở trẻ em dưới 2 tuổi bị nghi ngờ có rối loạn liên quanPOLG.
- Dùng kết hợp với mefloquin, St. John's Wort.
Cảnh báo và thận trọng
Mặc dù không có bằng chứng cụ thể về sự tái phát đột ngộtcủa các triệu chứng bên dưới sau khi ngưng valproat, nhưng nên ngưng thuốc từtừ và có sự giám sát của chuyên gia y tế vì việc thay đổi đột ngột nồng độtrong huyết tương sẽ gây tái phát các triệu chứng. NICE đã khuyến cáo rằng việcchuyển đổi giữa các chế phẩm valproat khác nhau không được khuyến cáo do có thểảnh hưởng đến nồng độ trong huyết tương của valproat.
* Cảnh báo đặc biệt
Rối loạn chứcnăng gan
-Tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm suy gan có thể dẫntới tử vong, rất hiếm khi được báo cáo. Những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất,đặc biệt trong trường hợp điều trị chống co giật nhiều lần là trẻ sơ sinh, trẻnhỏ dưới 3 tuổi và những trẻ mắc động kinh nặng, bệnh não thực thể và/hoặc rốiloạn chuyển hóa bẩm sinh hoặc bệnh thoái hóa liên quan đến chậm phát triển trítuệ.
- Trên 3 tuổi, tỷ lệ tổn thương gan giảm đáng kể và giảmdần theo độ tuổi.
- Tránh sử dụng đồng thời với salicylat ở trẻ dưới 3 tuổido nguy cơ nhiễm độc gan. Ngoài ra, không nên dùng salicylat ở trẻ em dưới 16tuổi (hội chứng Reye).
- Đơn trị liệu được khuyến cáo ở trẻ em dưới 3 tuổi, cânnhắc lợi ích - nguy cơ (tổn thương gan hoặc viêm tụy) ở những bệnh nhân nàytrước khi bắt đầu điều trị.
- Trong hầu hết các trường hợp, tổn thương gan xảy ratrong 6 tháng đầu của liệu pháp, kéo dài tối đa 2 -12 tuần.
- Dấu hiệu phát hiện: Theo dõi lâm sàng, đặc biệt lànhững triệu chứng sau, có thể xuất hiện trước bệnh vàng da, đặc biệt là ở nhữngbệnh nhân có nguy cơ cao:
+ Các triệu chứng không đặc hiệu, thường khởi phát độtngột như suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, lơ mơ, phù nề và buồn ngủ, thỉnh thoảngcó nôn mửa và đau bụng nhiều lần.
+ Ở những bệnh nhân động kinh, tái phát cơn co giật: Cầnngưng thuốc ngay lập tức. Bệnh nhân (và người chăm sóc bệnh nhân) cần thông báongay cho Bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào. Cần tiến hành kiểm tra lâm sàng vàđánh giá chức năng gan.
- Phát hiện
+ Đánh giá chức năng gan trước khi điều trị và theo dõiđịnh kỳ trong 6 tháng đầu điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ caovà người có tiền sử bệnh gan.
+ Tỷ lệ prothrombin thấp bất thường, đặc biệt liên quanđến các bất thường sinh học khác (giảm đáng kể fibrinogen và các yếu tố đôngmáu, tăng nồng độ bilirubin và tăng transaminase): Phải ngừng liệu pháp natrivalproat.
+ Trường hợp dùng đồng thời salicylat, nên ngưng thuốc vìchúng có cùng cơ chế chuyển hóa.
+ Tăng men gan nhưng chỉ thoáng qua, đặc biệt khi bắt đầuđiều trị.
+ Nên làm các xét nghiệm đặc hiệu (bao gồm tỷ lệprothrombin), nên giảm liều khi thích hợp và cần phải làm lại xét nghiệm nếucần.
Viêm tụy
Viêm tụy có thể nghiêm trọng và dẫn đến tử vong, rất hiếmkhi được báo cáo. Bệnh nhân bị buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng cấp cần đượcđánh giá nhanh về y tế (bao gồm đo amylase huyết thanh). Trẻ em có nguy cơ cao,nguy cơ này giảm dần theo độ tuổi. Động kinh và suy giảm thần kinh nghiêm trọngkết hợp với liệu pháp chống co giật có thể là yếu tố nguy cơ. Suy gan kết hợpviêm tụy làm tăng nguy cơ tử vong. Trong trường hợp viêm tụy, nên ngưng dùngnatri valproat.
Bé gái, trẻ vịthành niên nữ, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ có thai
- Natri valproat không nên dùng ở bé gái, trẻ vị thành niênnữ, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai trừ khi các biện pháp điềutrị khác không có hiệu quả hoặc bệnh nhân không dung nạp được do valproat cókhả năng cao gây quái thai và tiềm tàng nguy cơ rối loạn phát triển ở trẻ từngbị phơi nhiễm valproat trong thời gian người mẹ mang thai. Bác sĩ nên đánh giacẩn thận hiệu quả và nguy cơ của thuốc trong mỗi lần thăm khám định kỳ cho bệnhnhân, khi bệnh nhân nhi đến tuổi dậy thì và ngay lập tức khi phụ nữ trong độtuổi sinh sản đang được điều trị bằng natri valproat có kế hoạch mang thai hoặcvừa có thai.
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bắt buộc phải sử dụng cácbiện pháp tránh thai có hiệu quả trong suốt thời gian điều trị. Bác sĩ cầnthông báo cho bệnh nhân các nguy cơ liên quan tới việc sử dụng natri valproattrong thai kỳ.
- Bác sĩ kê đơn cần đảm bảo rằng bệnh nhân được cung cấpđầy đủ thông tin về nguy cơ khi sử dụng thuốc này. Thông tin này có thể đượcchuyển đến bệnh nhân dưới dạng tài liệu bỏ túi dành cho bệnh nhân, giúp bệnhnhân nữ hiểu rõ hơn về nguy cơ.
- Đặc biệt, Bác sĩ kê đơn phải đảm bảo bệnh nhân hiểuđược:
+ Đặc tính và tầm quan trọng của nguy cơ phơi nhiễm vớithuốc trong thai kỳ, đặc biệt là nguy cơ gây quái thai và nguy cơ rối loạn pháttriển của thai.
+ Sự cần thiết của việc sử dụng các biện pháp tránh thaicó hiệu quả.
+ Sự cần thiết của việc thăm khám định kỳ.
+ Sự cần thiết của việc xin ý kiến Bác sĩ ngay khi bệnhnhân nữ nghi ngờ có thai hoặc có khả năng có thai.
- Bệnh nhân nữ có kế hoạch mang thai cần cố gắng chuyểnsang các biện pháp điều trị khác thay thế trước khi thụ thai nếu có thể.
- Chỉ nên tiếp tục điều trị bằng valproat sau khi cânbằng nguy cơ - lợi ích của thuốc được đánh giá bởi một Bác sĩ có kinh nghiệmtrong điều trị bệnh động kinh.
Co giật trầm trọng
Cũng như các thuốc chống động kinh khác, ở một số bệnhnhân, tình trạng trầm cảm có thể trầm trọng hơn (bao gồm tình trạng động kinh),hoặc khởi phát các loại co giật mới do valproat. Trong trường hợp co giật trầmtrọng, bệnh nhân cần thông báo cho Bác sĩ ngay lập tức ý định và hành vi tự tử
Một vài trường hợp có ý định và hành vi tự tử đã được báocáo ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Cơ chế của nguycơ này chưa rõ và không loại trừ khả năng do natri valproat.
Theo dõi dấu hiệu của ý định và hành vi tự tử để xem xétđiều trị thích hợp. Bệnh nhân (và người chăm sóc bệnh nhân) cần thông báo ngaycho Bác sĩ nếu xuất hiện dấu hiệu hoặc hành vi tự tử.
Bệnh nhân có nghi ngờ bịbệnh ty thể
- Valproat có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các dấuhiệu lâm sàng của các bệnh ty thể do đột biến DNA của ty thể hoặc gen POLG. Đặcbiệt, suy gan cấp tính do valproat và tử vong do gan có tỷ lệ cao hơn ở nhữngbệnh nhân có hội chứng thần kinh do di truyền gây ra bởi đột biến gen của enzymty thể polymerase ϒ (POLG) như hội chứng Alpers-Huttenlocher.
- Nên tầm soát ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình hoặccác triệu chứng về rối loạn liên quan đến POLG, bao gồm bệnh não vô căn, cơnđộng kinh (cục bộ, co giật cơ), trạng thái động kinh liên tục, chậm phát triển,thoái hóa thần kinh vận động, sợi trục cảm giác vận động, mất điều hòa tiểunão, chứng liệt cơ mắt hoặc đau nửa đầu kèm choáng
Carbapenem,lamotrigin: Sử dụng đồng thờicùng với valproat không được khuyến cáo.
Thuốc có chứa natri: Cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có chế độăn nghiêm ngặt với natri.
* Thận trọng
Huyết học: Các xét nghiệm máu (số lượng tế bào máu, baogồm số lượng tiểu cầu, thời gian chảy máu và xét nghiệm đông máu) được khuyếncáo trước khi bắt đầu điều trị hoặc trước khi phẫu thuật, trong trường hợp bầmhoặc chảy máu tự phát.
Suy thận: Cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận. Theo dõinồng độ thuốc trong huyết tương có thể gây nhầm lẫn, nên điều chỉnh liều theogiám sát lâm sàng.
Lupus ban đỏ hệ thống: Mặc dù rối loạn miễn dịch ít gặpkhi sử dụng natri valproat, nên cân nhắc lợi ích của thuốc so với nguy cơ tiềmẩn ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.
Chứng tăng amoni máu: Khi có nghi ngờ sự thiếu hụt enzymcủa chu trình urê, cần tiến hành kiểm tra nồng độ amoni trước khi điều trị, vìnguy cơ bị chứng tăng amoni máu do natri valproat.
Tăng cân: Natri valproat thường gây tăng cân. Bệnh nhâncần được cảnh báo về nguy cơ tăng cân khi bắt đầu điều trị, nên có biện phápthích hợp để giảm thiểu tình trạng này.
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần hỏi ýkiến của chuyên gia về thần kinh trước khi bắt đầu điều trị với natri valproat.Cần tư vấn kỹ với bệnh nhân là phụ nữ mang thai về những nguy cơ liên quan đếnviệc mang thai vì khả năng gây quái thai.
Bệnh nhân tiểu đường: Natri valproat thải trừ chủ yếu quathận, một phần ở dạng ceton, do đó có thể cho kết quả dương tính giả trong kiểmtra nước tiểu ở bệnh nhân tiểu đường.
Rượu: Không được uống rượu trong quá trình điều trị vớivalproat.
Chức năng gan: kiểm tra chức năng gan nên được tiến hànhtrước khi bắt đầu điều trị, sau đó theo dõi định kỳ trong 6 tháng đầu.
Trẻ dưới 3 tuổi: Khuyến khích sử dụng valproat đơn trịliệu, tránh dùng đồng thời với các dẫn xuất salicylat vì có thể tăng nguy cơgây độc gan và chảy máu.
Thiếu hụt carnitine palmitoyltransferase: Người bệnhthiếu hụt carnitine palmitoyltransferase (CPT) loại II nên được cảnh báo vềnguy cơ tiêu cơ vân khi dùng valproat.
Tinh bột mì: Thuốc này chứa lượng rất nhỏ gluten (từ tinhbột mì) và rất ít khả năng gây ảnh hưởng nếu bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy mỡ.Không nên dùng cho những bệnh nhân bị dị ứng với lúa mì.
Tác dụng phụ
Các tần số được định nghĩa nhưsau: Rất thường gặp (≥ 1/10), thường gặp (≥ 1/100 đến < 1/10), ít gặp (≥ 1/1.000đến < 1/100), hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến < 1/1.000), rất hiếm gặp (<1/10.000), chưa biết (không thể ước lượng được từ dữ liệu sẵn có).
- Các dị tật bẩmsinh và rối loạn phát triển:
Dị tật bẩm sinh, rối loạn phát triển thần kinh (Xem mụccảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc, sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và chocon bú)
- Rối loạn ganmật
Thường gặp: Tổn thương gan. Tổn thương gan nghiêm trọngbao gồm suy gan, có thể dẫn đến tử vong, đã được báo cáo. Thường gặp tăng mengan, đặc biệt là giai đoạn đầu điều trị, có thể thoáng qua.
- Rối loạn tiêuhóa
Rất thường gặp: Buồn nôn.
Thường gặp: Đau dạ dày, tiêu chảy.
Các tác dụng không mong muốn này thường xảy ra khi bắtđầu điều trị và mất sau vài ngày mà không cần điều trị. Những vấn đề này có thểkhắc phục bằng cách dùng thuốc cùng hoặc sau khi ăn hoặc sử dụng viên bao tantrong ruột,
Ít gặp: Viêm tụy, có thể gây tử vong.
- Rối loạn hệthần kinh
Rất thường gặp: Run.
Thường gặp: Rối loạn ngoại tháp, sững sờ, buồn ngủ, cogiật, suy nhược trí nhớ, đau đầu, rung giật nhãn cầu.
Ít gặp: Hôn mê, bệnh não, ngủ lịm, bệnh Parkinson khôngphục hồi, rối loạn vận động, dị cảm, chứng co giật trầm trọng.
Hiếm gặp: Sa sút trí tuệ không phục hồi liên quan đếnchứng teo não tái phát, teo não không phục hồi, rối loạn nhận thức.
Tác dụng an thần đã được báo cáo, thường khi phối hợp vớicác thuốc chống co giật khác. Trong đơn trị liệu, nó thường xuất hiện sớm vàthoáng qua.
* Các trường hợp ngủ lịm hiếm gặp thỉnh thoảng tiến triểnđến sững sờ, đôi khi ảo giác hoặc co giật đã được báo cáo. Bệnh não và hôn mêrất hiếm. Những trường hợp này thường liên quan đến liều khởi đầu quá cao hoặctăng liều nhanh hoặc sử dụng đồng thời với thuốc chống co giật khác, đặc biệtlà phenobarbital hoặc topiramat. Chúng thường không thể phục hồi khi ngừng điềutrị hoặc giảm liều.
Tăng sự tỉnh táo có thể xảy ra. Điều này nói chung là cólợi nhưng đôi khi có thể dẫn tới gây hấn, tăng động và có hành vi xấu.
- Rối loạn tâmthần:
Thường gặp ở trẻ em. Thường gặp: Lú lẫn, gây hấn, lo âu,rối loạn sự chú ý.
Hiếm gặp: Hành vi bất thường, tăng vận động thần kinh,rối loạn nhận thức.
- Rối loạn chuyểnhóa
Thường gặp: Hạ natri máu.
Hiếm gặp: Chứng tăng amoni máu. Các trường hợp tăng amonimáu nhẹ và trung bình mà không làm thay đổi các xét nghiệm chức năng gan có thểxảy ra, thường là thoáng qua và không nên ngưng điều trị. Tuy nhiên, có thểxuất hiện nôn mửa, mất điều hòa vận động, suy giảm ý thức. Nếu các triệu chứngnày xảy ra, nên ngưng thuốc
- Rối loạn nộitiết
Ít gặp: Hội chứng tiết ADH không phù hợp (SIADH).
Hiếm gặp: Giảm hoạt động tuyến giáp.
- Rối loạn máuvà bạch huyết
Thường gặp: Thiếu máu, giảm tiểu cầu.
Ít gặp: Thiếu máu không tái tạo, giảm bạch cầu.
Các tình trạng này biến mất khi ngưng thuốc.
Hiếm gặp: Suy tủy, bao gồm bất sản tế bào hồng cầu, mấtbạch cầu hạt, thiếu máu hồng cầu to.
Các tài liệu riêng biệt về giảm fibrinogen trong máuvà/hoặc gia tăng thời gian prothrombin đã được báo cáo. Bầm tím hoặc chảy máutự phát là dấu hiệu cho thấy cần xem xét việc ngưng thuốc.
-Rối loạn da vàmô dưới da
Thường gặp: Mẫn cảm, rụng tóc, thường bắt đầu trong vòng6 tháng, tóc có
thể xoăn hơn.
Ít gặp: Phù mạch, phát ban.
Chứng rậm lông, mụn trứng cá rất hiếm được báo cáo.
Hiếm gặp: Hoại tử biểu bì, hội chứng Stevens-Johnson,hồng ban đa dạng, hội chứng phát ban do thuốc (DRESS).
- Rối loạn hệsinh sản và tuyến vú
Thường gặp: Rối loạn kinh nguyệt
Ít gặp: Vô kinh.
Hiếm gặp: Vô sinh nam, buồng trứng đa nang.
Rất hiếm gặp: Nữ hóa tuyến vú.
- Rối loạn mạchmáu
Thường gặp: Xuất huyết
Ít gặp: Viêm mạch máu.
- Rối loạn tai vàtai trong
Thường gặp: Điếc.
- Rối loạn thậnvà tiết niệu
Ít gặp: Suy thận.
Hiếm gặp: Đái dầm, hội chứng Falconi không phục hồi liênquan đến natri valproat (khuyết tật ở chức năng ống thận gần làm tăng nồng độđường, acid amin, phosphat và acid uric trong nước tiểu), cơ chế chưa rõ.
- Rối loạn chung
Ít gặp: Phù ngoại biên không nghiêm trọng.
- Rối loạn cơxương và mô liên kết
Ít gặp: Mật độ khoáng xương giảm, tiền loãng xương, loãngxương và gãy xương ở bệnh nhân điều trị dài hạn bằng natri valproat. Cơ chếchưa được xác định.
Hiếm gặp: Lupus ban đỏ hệ thống.
- Rối loạn hôhấp, lồng ngực và trung thất
Ít gặp: Tràn dịch màng phổi.
-Rối loạn khác
Thường gặp: Tăng cân. Tăng cân nên được theo dõi vì nó làmột yếu tố của hội chứng buồng trứng đa nang.
Hiếm gặp: Các yếu tố đông máu giảm (ít nhất là một), cácxét nghiệm đông máu bất thường (thời gian prothrombin kéo dài, thời gianthromboplastin từng phần hoạt hóa kéo dài, thời gian thrombin kéo dài, INR kéodài).
- Bệnh nhân ulành tính, ác tính và không xác định (bao gồm u nang và polyp)
Hiếm gặp: Hội chứng rối loạn sinh tủy.
Thông báo cho Bác sĩ các tác dụng không mong muốn mà bạngặp phải khi dùng thuốc.
* Báo cáo phản ứng có hại nghi ngờ
Báo cáo phản ứng có hại sau khi thuốc được cấp phép lưuhành rất quan trọng để tiếp tục giám sát cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc.Cán bộ y tế cần báo cáo tất cả phản ứng có hại về Trung tâm Quốc gia hoặc Trungtâm khu vực về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Tương tác với cácthuốc khác
Ảnh hưởng của natrivalproat lên thuốc khác
- Thuốc chống loạnthần, thuốc ức chế MAO, thuốc chống trầm cảm và các thuốc benzodiazepin
Natri valproat có thể làm tăng tác dụng của các thuốchướng thần khác như thuốc chống loạn thần, thuốc ức chế MAO, thuốc chống trầmcảm và các benzodiazepin. Cần theo dõi lâm sàng và điều chỉnh liều lượng thuốchướng thần khác khi cần thiết. Dùng thêm olanzapin cùng liệu pháp valproat hoặclithi có thể làm tăng đáng kể nguy cơ một số tác dụng phụ liên quan đếnolanzapin như giảm bạch cầu, run, khô miệng, thèm ăn và tăng cân, rối loạn ngônngữ và buồn ngủ.
- Clozapin vàhaloperidol
Không có tương tác đáng kể khi dozapin và haloperidolđược dùng đồng thời với valproat.
- Lithi: Natri valproat không làm ảnh hưởng đến nồng độ lithitrong huyết thanh.
- Olanzapin: Acid valproic có thể làm giảm nồng độ trong huyết tươngcủa olanzapin.
- Phenobarbital:
Natri valproatlàm tăng nồng độ phenobarbital trong huyết tương (do ức chế sự chuyển hóa gan)và tác dụng an thần có thể xảy ra, đặc biệt ở trẻ em. Do đó, cần theo dõi lâmsàng trong suốt 15 ngày đầu của quá trình điều trị kết hợp, giảm liềuphenobarbital ngay lập tức nếu có triệu chứng an thần và xác định nồng độphenobarbital trong huyết tương khi cần thiết.
- Primidon:
Natri valproatlàm tăng nồng độ primidone trong huyết tương, do đó làm trầm trọng thêm các tácdụng không mong muốn (như an thần), các dấu hiệu này sẽ hết khi điều trị lâudài. Theo dõi lâm sàng khi bắt đầu điều trị kết hợp và điều chỉnh liều khi cầnthiết.
- Phenytoin:
Natri valproat làm giảm tổng nồng độ phenytointrong huyết tương. Ngoài ra, natri valproat còn làm tăng phenytoin dạng tự dogây quá liều (acid valproic chuyển phenytoin từ dạng liên kết với protein huyếttương thành dạng tự do và giảm chuyển hóa tại gan). Cần theo dõi lâm sàng, xácđịnh nồng độ phenytoin trong huyết tương và dạng tự do.
- Carbamazepin:
Dùng kết hợpnatri valproat với carbamazepin có thể làm tăng độc tính của carbamazepin.Theodõi lâm sàng được khuyến cáo, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị kết hợp và điềuchỉnh liều khi cần thiết.
- Lamotrigin:
Natri valproatlàm giảm sự chuyển hóa của lamotrigin, làm tăng thời gian bán thải của thuốclên gần gấp đôi.Tương tác này có thể gây độc tính, đặc biệt là phát ban nghiêmtrọng. Cần theo dõi lâm sàng và phải điều chỉnh liều (giảm liều lamotrigin) khicần thiết.
- Felbamat:
Acid valproiccó thể làm giảm độ thanh thải trung bình của felbamat lên tới 16%.
- Zidovudin:
Natri valproatcó thể làm tăng nồng độ zidovudin trong huyết tương dẫn đến độc tính tăng.
- Thuốc chống đôngmáu kháng vitamin K
Tác dụng chống đông máu của warfarin và các thuốc chốngđông máu coumarin khác có thể tăng lên khi dùng phối hợp với acid valproic. Cầntheo dõi chặt chẽ thời gian prothrombin.
- Temozolomid:
Dùng phối hợptemozolomid và natri valproat có thể làm giảm độ thanh thải của temozolomidnhưng không có ý nghĩa lâm sàng.
- Nimodlpin:
Nguy cơ tăngtác dụng hạ huyết áp của nimodipin do tăng nồng độ nimodipin trong huyết tương.
Ảnh hưởng của các thuốckhác với natri valproat
- Thuốc chống động kinh có cảm ứng enzym (bao gồmphenytoin, phenobarbital, carbamazepin) làm giảm nồng độ acid valproic tronghuyết tương. Cần điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng và nồng độ trong máutrong trường hợp sử dụng kết hợp.
- Dùng đồng thời felbamat và natri valproat làm giảm độthanh thải của acid valproic từ 22 % - 50 %, do đó làm tăng nồng độ acidvalproic trong huyết tương. Phải theo dõi liều lượng natri valproat.
- Mefloquin và cloroquin làm tăng chuyển hóa acidvalproic, có thể làm giảm ngưỡng co giật. Do đó, cơn động kinh có thể xảy rakhi điều trị kết hợp, cần điều chỉnh liều natri valproat nếu cần thiết.
- Sử dụng đồng thời natri valproat và các chất gắn kết proteincao (như aspirin), nồng độ acid valproic trong huyết tương có thể tăng.
- Nồng độ acid valproic trong huyết tương có thể tăng lênkhi dùng chung với cimetidin hoặc erythromycin do giảm chuyển hóa ở gan.
- Các thuốc kháng sinh carbapenem như imipenem, panipenemvà meropenem làm giảm 60 % - 100 % nồng độ acid valproic trong vòng 2 ngày, đôikhi có co giật do sự khởi phát nhanh và nồng độ giảm, tránh dùng đồng thời cácthuốc carbapenem ở những bệnh nhân có nồng độ acid valproic ổn định. Nếu bắtbuộc phải điều trị với loại kháng sinh này, cần theo dõi chặt chẽ nồng độ acidvalproic trong máu.
- Cholestyramin có thể làm giảm sự hấp thu của natrivalproat.
- Rifampicin có thể làm giảm nồng độ acid valproic trongmáu, làm giảm hiệu quả điều trị. Cần điều chỉnh liều valproat khi phối hợp vớirifampicin.
- Các chất ức chế protease như lopinavir và ritonavir làmgiảm nồng độ trong huyết tương của valproat khi dùng đồng thời.
- Aztreonam gây nguy cơ co giật do giảm nồng độ valproathuyết tương.
- Các sản phẩm chứa oestrogen, bao gồm cả thuốc tránhthai là chất gây cảm ứng của các đồng phân UDP-glucuronosyltransferase (UGT),có thể làm tăng độ thanh thải của valproat, điều này sẽ làm giảm nồng độvalproat trong huyết thanh, vì vậy, giảm hiệu quả của valproat. Natri valproatthường không có tác dụng cảm ứng enzym nên không làm giảm hiệu quả của cácthuốc tránh thai bằng nội tiết, bao gồm thuốc ngừa thai dạng uống.
Các tương tác khác
- Thận trọng khi sử dụng natri valproat kết hợp với cácthuốc chống động kinh chưa rõ dược động học.
- Sử dụng đồng thời valproat và topiramat có liên quanđến bệnh não và/hoặc chứng tăng amoni máu. Ở những bệnh nhân dùng hai loạithuốc này, cần theo dõi cẩn thận các dấu hiệu và triệu chứng, đặc biệt ở nhữngbệnh nhân có bệnh não trước đó.
- Dùng đồng thời với quetiapin có thể làm tăng nguy cơgiảm bạch cầu/giảm bạch cầu trung tính.
Quá liều
Triệu chứng
Đã có báo cáo về tình trạng quá liều khi nồng độ thuốctrong huyết tương cao gấp 5 - 6 lần liều điều trị tối đa. Triệu chứng thườnggặp là buồn nôn, nôn và chóng mặt.
Dấu hiệu của quá liều trầm trọng, ví dụ nồng độ tronghuyết tương cao gấp 10-20 lần liều điều trị tối đa, thường bao gồm trầm cảmhoặc hôn mê kèm nhược cơ, giảm phản xạ, co đồng tử, suy giảm chức năng hô hấp,nhiễm toan chuyển hóa. Thường các triệu chứng được cải thiện, tuy nhiên một sốca tử vong đã xảy ra do quá liều nghiêm trọng.
Các triệu chứng có thể thay đổi và động kinh đã được báocáo khi nồng độ trong huyết tương rất cao. Tăng áp lực nội sọ có liên quan đếnphù não đã được báo cáo.
Xử trí
Việc theo dõi quá liều tại bệnh viện nên dựa theo triệuchứng, bao gồm theo dõi tim mạch và hô hấp. Rửa dạ dày có thể hữu ích trongvòng 10 - 12 giờ sau khi uống thuốc. Thẩm tách máu và truyền máu đã được sửdụng có hiệu quả. Naloxon được sử dụng hiệu quả trong một số trường hợp, có thểkết hợp với than hoạt tính.
Trong trường hợp quá liều nghiêm trọng, thẩm tách máu vàtruyền máu đem lại hiệu quả.
Lái xe và vận hànhmáy móc
Sử dụng natri valproat có thể giúp kiểm soát cơn độngkinh để bệnh nhân có thể lái xe. Bệnh nhân cần được cảnh báo nguy cơ buồn ngủthoáng qua, đặc biệt trong trường hợp dùng thuốc chống co giật đa liệu pháphoặc dùng phối hợp với các thuốc benzodiazepin.
Thai kỳ và cho con bú
- Không sử dụng thuốc chứa valproat ở bé gái, trẻ vịthành niên nữ, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và ở phụ nữ có thai trừ khi cácbiện pháp điều trị khác không có hiệu quả hoặc bệnh nhân không dung nạp. Phụ nữtrong độ tuổi sinh sản cần phải sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quảtrong suốt quá trình điều trị. Ở phụ nữ có kế hoạch mang thai, cần cố gắngchuyển sang các biện pháp điều trị khác thay thế trước khi thụ thai, nếu cóthể.
- Nguy cơ liên quan tới việc phơi nhiễm với valproattrong thai kỳ: Việc sử dụng valproat dưới dạng đơn trị liệu hoặc đa trị liệuđều có liên quan đến một số bất thường trong thai kỳ. Các dữ liệu hiện có chothấy nguy cơ dị dạng bẩm sinh khi sử dụng phác đồ đa trị liệu trong đó có thuốcchứa valproat lớn hơn so với đơn trị liệu bằng valproat.
* Dị dạng bẩmsinh
Các dữ liệu thu được từ một nghiên cứu gộp (bao gồm từnguồn dữ liệu hồ sơ bệnh án và từ các nghiên cứu thuần tập) đã chỉ ra rằng10,73 % số trẻ có mẹ mắc bệnh động kinh sử dụng valproat đơn trị liệu trongthai kỳ bị dị dạng bẩm sinh (khoảng tin cậy 95 %: 8,16-13,29). Nguy cơ bị dịtật nặng lớn hơn so với quần thể bình thường (với tỷ lệ dị tật chỉ chiếm từ 2 %- 3 %). Nguy cơ này phụ thuộc liều nhưng liều dưới ngưỡng vẫn chưa chứng minhđược là không gây hại. Các dữ liệu hiện có cho thấy có sự tăng tỷ lệ dị tậtthai nhi cả nhẹ và nặng. Loại dị dạng thường gặp nhất là dị dạng ống thần kinh,biến dạng mặt, hở hàm ếch, hẹp hộp sọ, dị tật tim mạch, thận và niệu sinh dục,dị tật ở chi (bao gồm bất sản xương quay hai bên) và đa dạng nhiều hệ cơ quankhác trên cơ thể.
* Rối loạn pháttriển
- Dữ liệu hiện có cho thấy việc phơi nhiễm với valproatcó thể dẫn tới sự bất lợi lên phát triển tâm thần và thể chất của trẻ bị phơinhiễm. Nguy cơ này phụ thuộc liều nhưng liều dưới ngưỡng vẫn không loại trừđược nguy cơ. Khoảng thời gian chính xác trong thai kỳ bị ảnh hưởng bởi nguy cơnày vẫn còn chưa được xác định chắc chắn và khả năng nguy cơ xảy ra trong suốtthai kỳ không thể loại trừ.
- Các nghiên cứu trên trẻ ở độ tuổi mẫu giáo từng bị phơinhiễm valproat trong tử cung người mẹ khi mang thai đã chỉ ra rằng 30 % - 40 %số trẻ bị chậm phát triển trong thời kỳ đầu như chậm nói và chậm biết đi, khảnăng nhận thức chậm, khả năng ngôn ngữ (đọc và hiểu) nghèo nàn và có vấn đề trínhớ.
- Chỉ số IQ được đo trên đối tượng trẻ em ở độ tuổi đihọc (6 tuổi) đã từng bị phơi nhiễm valproat khi người mẹ mang thai thấp hơntrung bình 7-10 điểm so với nhóm trẻ từng bị phơi nhiễm thuốc chống động kinhkhác. Mặc dù không thể loại trừ được vai trò của yếu tố gây nhiễu, nhưng dữliệu hiện có đã chỉ ra rằng nguy cơ giảm sút về mặt trí tuệ ở trẻ có thể độclập với IQ của người mẹ.
- Dữ liệu đối với hậu quả lâu dài vẫn còn hạn chế.
-Dữ liệu hiện có chỉ ra rằng trẻ phơi nhiễm valproattrong tử cung người mẹ khi mang thai có nguy cơ tự kỷ tăng khoảng 3 lần và tựkỷ thời niên thiếu tăng khoảng 5 lần so với quần thể thông thường.
- Dữ liệu cho thấy trẻ em phơi nhiễm valproat trong tửcung người mẹ khi mang thai có nhiều khả năng mắc các triệu chứng của chứng rốiloạn tăng động giảm tập trung (ADHD) còn hạn chế.
* Bé gái, trẻ vịthành niên nữ và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
- Nếu phụ nữ có kế hoạch mang thai: Trong thời kỳ mangthai, cơn co giật - giật rung và trạng thái động kinh kèm theo thiếu oxy ởngười mẹ có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cho cả mẹ và thai nhi.
- Nếu phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai,việc điều trị bằng valproat nên được đánh giá lại.
- Đối với bệnh nhân nữ có kế hoạch mang thai, cần chuyểnsang các biện pháp điều trị khác thay thế trước khi thụ thai, nếu có thể.
- Việc điều trị bằng valproat không nên ngừng lại khichưa được đánh giá lại lợi ích và nguy cơ bởi Bác sĩ có kinh nghiệm trong điềutrị bệnh động kinh. Trong trường hợp cân bằng lợi ích - nguy cơ của việc sửdụng valproat trong thai kỳ đã được đánh giá cẩn thận và việc điều trị bằngvalproat có thể tiếp tục, cần lưu ý các khuyến cáo sau:
+ Sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả và chia liều hàngngày của valproat thành nhiều liều nhỏ hơn và uống nhiều lần trong ngày. Ưutiên sử dụng dạng bào chế giải phóng kéo dài hơn so với các dạng bào chế khácnhằm tránh nồng độ đỉnh trong huyết tương cao.
+ Việc bổ sung folat trước khi mang thai có thể làm giảmnguy cơ dị tật ống thần kinh thường xảy ra trong thai kỳ. Tuy nhiên, các dữliệu hiện có không cho thấy việc này có thể ngăn ngừa dị tật, hoặc dị dạng bẩmsinh khi phơi nhiễm với valproat.
+ Cần bắt đầu giám sát trước sinh để phát hiện sự xuấthiện dị dạng ống thần kinh hoặc các dị dạng khác.
* Nguy cơ đối vớitrẻ sơ sinh
- Các trường hợp xảy ra hội chứng xuất huyết rất hiếm gặptrên trẻ sơ sinh có mẹ đã từng sử dụng valproat trong thai kỳ. Hội chứng xuấthuyết này liên quan đến sự thiếu hụt tiểu cầu, thiếu fibrinogen trong máuvà/hoặc liên quan đến việc giảm các yếu tố đông máu khác. Tình trạng máu khôngcó fibrinogen cũng đã được báo cáo và có thể gây nguy hiểm tính mạng. Tuynhiên, triệu chứng này cần phải được phân biệt với sự thiếu hụt vitamin K gâyra bởi phenobarbital và các chất gây cảm ứng enzym. Do đó, cần tiến hành cácxét nghiệm huyết học như việc đếm số lượng tiểu cầu, đo nồng độ fibrinogenhuyết thanh, các xét nghiệm đông máu và các yếu tố đông máu khác trên trẻ sơsinh.
- Các trường hợp hạ đường huyết đã được báo cáo trên trẻsơ sinh có mẹ từng sử dụng valproat trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Các trường hợp thiểu năng tuyến giáp cũng đã được báocáo trên trẻ sơ sinh có mẹ từng sử dụng valproat khi mang thai.
- Hội chứng cai thuốc (như kích động, vật vã, kích thíchquá mức, lo sợ, tăng động, rối loạn trương lực cơ, run cơ, co giật, và rối loạnăn uống) có thể xảy ra trên trẻ sơ sinh có mẹ từng sử dụng valproat trong 3tháng cuối thai kỳ.
* Phụ nữ cho conbú
- Thuốc có thể vào sữa mẹ với nồng độ thấp (1 % -10 % nồngđộ trong huyết thanh). Các rối loạn về máu cũng đã được báo cáo trên trẻ có mẹđang điều trị bằng valproat
- Quyết định ngừng cho trẻ bú sữa mẹ hay ngừng điều trịbằng natri valproat cần được cân nhắc dựa trên lợi ích của việc bú sữa mẹ củatrẻ và lợi ích của việc điều trị cho người mẹ.
* Khả năng sinhsản:
Mất kinh nguyệt, buồng trứng đa nang và tăng nồng độtestosteron trong máu ở phụ nữ sử dụng valproat đã được báo cáo. Sử dụngvalproat có thể dẫn tới