Mixtard 30 (cây Bút) Cây3ml

Chi tiết sản phẩm

Thành phần Insulin người (30% insulin hòa tan và 70% insulin isophane) rDNA (sản xuất bằng kỹ thuật DNA tái tổ hợp trong tế bào Saccharomyces cerevisiae)

Mô tả:

Chỉ định:

Ðái tháo đường phụ thuộc insulin, tup I(điều trị thay thế): Ðái tháo đường khởi đầu tuổi thiếu niên, đái tháo đường nhiễm ceton.

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin,tup II(điều trị bổ sung): Khi nhiễm toan máu, hôn mê đái tháo đường, bị nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật lớn.

Cấp cứu tăng đường huyết trong: Ðái tháo đường nhiễm acid cetonic; hôn mê tăng đường huyết, tăng thẩm thấu mà không nhiễm ceton trong máu.

Khi truyền tĩnh mạch dung dịch tăng dinh dưỡng ở người bệnh dung nạp kém glucose.

Bệnh võng mạc tiến triển do đái tháo đường.

Cách dùng- Liều dùng:

Tiêm dưới da (SC): bắt đầu tác động trong vòng 30 phút, tối đa 2-8 giờ, kéo dài 24 giờ

1-2 lần/ngày.

Liều lượng xác định theo nhu cầu của bệnh nhân.

Nhu cầu insulin thường từ 0.3-1.0 IU/kg/ngày (có thể cao hơn ở bệnh nhân kháng insulin (tuổi dậy thì, do béo phì) và thấp hơn ở bệnh nhân sản xuất được insulin nội sinh thặng dư).

Nên có bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ chứa carbohydrate trong vòng 30 phút sau mỗi lần tiêm.

Chỉnh liều nếu có:

Nhiễm trùng và sốt.

Bệnh đi kèm ở thận, gan hoặc bệnh ảnh hưởng tuyến thượng thận, tuyến yên hoặc tuyến giáp.

Thay đổi hoạt động thể lực hay chế độ ăn..

Chuyển từ chế phẩm insulin sang một loại khác.

Phụ nữ cho con bú.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần của thuốc.

Dùng đơn thuần insulin tác dụng trung gian và tác dụng kéo dài trong trường hợp toan máu hoặc hôn mê đái tháo đường.

Thận trọng:

Không được tiêm tĩnh mạch.

Tránh tiêm bắp.

Nguy cơ hạ đường huyết (liều insulin quá cao so với nhu cầu; bỏ bữa ăn hay luyện tập thể lực gắng sức, không có kế hoạch).

Khi kết hợp thiazolidinedione.

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường nếu tăng đường huyết không được điều trị.

Phụ nữ có thai, dự định mang thai.

Khi lái xe, vận hành máy móc

Tác dụng phụ:

Hạ đường huyết.

Ít gặp: Nổi mề đay, nổi ban; bệnh thần kinh ngoại biên (đau thần kinh); bệnh võng mạc do đái tháo đường; loạn dưỡng mỡ; phản ứng tại chỗ tiêm; phù.

Rất hiếm: Phản ứng phản vệ, rối loạn khúc xạ.