Lomac 20 H10vi10v

NSX: India

Chi tiết sản phẩm

Thành phần Omeprazol : 20mg

Mô tả:

 

 

Chỉ định:

Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD).

Điều trị loét đường tiêu hóa.

Hội chứng Zollinger-Ellison.

Liều lượng - Cách dùng

Thuốc nên được uống nguyên viên và không nên nghiền hay nhai.

Giảm triệu chứng khó tiêu do acid.

10 hoặc 20 mg/ngày trong 2-4 tuần.

Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD). 

Liều thông thường: 20 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần, thêm 4-8 tuần nếu chưa khỏi bệnh hoàn toàn. Trong trường hợp viêm thực quản dai dẳng, có thể dùng liều 40 mg/ngày.

Liều duy trì sau khi khỏi viêm thực quản là 20 mg x 1 lần/ngày và đối với chứng trào ngược acid là 10 mg/ngày.

Điều trị loét đường tiêu hóa.

Liều đơn: 20 mg/ngày, hoặc 40 mg/ngày trong trường hợp bệnh nặng. Tiếp tục điều trị trong 4 tuần đối với loét tá tràng và 8 tuần đối với loét dạ dày. Liều duy trì: 10-20 mg x 1 lần/ngày.

Để diệt Helicobacter pylori trong loét đường tiêu hóa: Omeprazol có thể được phối hợp với các thuốc kháng sinh khác trong liệu pháp đôi hay ba thuốc.

Liệu pháp đôi: Omeprazol 20 mg x 2 lần/ngày trong 2 tuần.

Liệu pháp ba: Omeprazol 20 mg x 2 lần/ngày trong 1 tuần.

Điều trị loét dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid.

20 mg/ngày; liều 20 mg/ngày cũng được dùng để phòng ngừa ở những bệnh nhân có tiền sử bị thương tổn dạ dày tá tràng cần phải tiếp tục điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid.

Hội chứng Zollinger-Ellison.

60 mg x 1 lần/ngày, điều chỉnh khi cần thiết.

Phần lớn bệnh nhân được kiểm soát hiệu quả ở liều từ 20-120 mg/ngày, nhưng có thể dùng liều lên đến 120 mg x 3 lần/ngày.

Liều dùng mỗi ngày trên 80 mg nên chia làm 2 lần.

Phòng ngừa sự hít phải acid trong suốt quá trình gây mê thông thường.

Liều 40 mg vào buổi tối trước khi phẫu thuật và thêm 40 mg 2-6 giờ trước khi tiến hành.

Bệnh nhân suy chức năng thận:

Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy chức năng thận.

Bệnh nhân suy gan: 

10-20 mg/ngày.

Người cao tuổi (> 65 tuổi):

Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi.

Trẻ em: 

Kinh nghiệm điều trị omeprazol ở trẻ em còn hạn chế.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với omeprazol, esomeprazol, hoặc các dẫn xuất benzimidazol khác (như lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol) hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ:

 

Thường gặp:

Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.

Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.

Ít gặp:

Mất ngủ, lú lẫn, chóng mặt, mệt mỏi.

Nổi mày đay, ngứa, nổi ban.

Tăng transaminase (có hồi phục).