Chi tiết sản phẩm
Thành phần Omeprazol (dưới dạng vi hạt tan trong ruột chứa 8,5% omeprazol) 20mg
Mô tả:
Chỉ định:
Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD).
Điều trị loét đường tiêu hóa.
Hội chứng Zollinger-Ellison.
Liều lượng - Cách dùng:
Thuốc nên được uống nguyên viên và không nên nghiền hay nhai.
Giảm triệu chứng khó tiêu do acid: 10 hoặc 20 mg/ngày trong 2-4 tuần.
Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Liều thông thường: 20 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần, thêm 4-8 tuần nếu chưa khỏi bệnh hoàn toàn. Trong trường hợp viêm thực quản dai dẳng, có thể dùng liều 40 mg/ngày.
Liều duy trì sau khi khỏi viêm thực quản là 20 mg x 1 lần/ngày và đối với chứng trào ngược acid là 10 mg/ngày.
Điều trị loét đường tiêu hóa.
Liều đơn: 20 mg/ngày, hoặc 40 mg/ngày trong trường hợp bệnh nặng. Tiếp tục điều trị trong 4 tuần đối với loét tá tràng và 8 tuần đối với loét dạ dày. Liều duy trì: 10-20 mg x 1 lần/ngày.
Để diệt Helicobacter pylori trong loét đường tiêu hóa: Omeprazol có thể được phối hợp với các thuốc kháng sinh khác trong liệu pháp đôi hay ba thuốc.
Liệu pháp đôi: Omeprazol 20 mg x 2 lần/ngày trong 2 tuần.
Liệu pháp ba: Omeprazol 20 mg x 2 lần/ngày trong 1 tuần.
Điều trị loét dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid.
20 mg/ngày; liều 20 mg/ngày cũng được dùng để phòng ngừa ở những bệnh nhân có tiền sử bị thương tổn dạ dày tá tràng cần phải tiếp tục điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid.
Hội chứng Zollinger-Ellison: 60 mg x 1 lần/ngày, điều chỉnh khi cần thiết.
Phần lớn bệnh nhân được kiểm soát hiệu quả ở liều từ 20-120 mg/ngày, nhưng có thể dùng liều lên đến 120 mg x 3 lần/ngày.
Liều dùng mỗi ngày trên 80 mg nên chia làm 2 lần.
Phòng ngừa sự hít phải acid trong suốt quá trình gây mê thông thường.
Liều 40 mg vào buổi tối trước khi phẫu thuật và thêm 40 mg 2-6 giờ trước khi tiến hành.
Bệnh nhân suy chức năng thận: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy chức năng thận.
Bệnh nhân suy gan: 10-20 mg/ngày.
Người cao tuổi (> 65 tuổi): Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi.
Trẻ em: Kinh nghiệm điều trị omeprazol ở trẻ em còn hạn chế.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với omeprazol, esomeprazol, hoặc các dẫn xuất benzimidazol khác (như lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol) hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ:
Thường gặp: Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt. Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.
Ít gặp: Mất ngủ, lú lẫn, chóng mặt, mệt mỏi. Nổi mày đay, ngứa, nổi ban. Tăng transaminase (có hồi phục).
Hiếm gặp: Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt và sốc phản vệ. Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, mất bạch cầu hạt. Lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác. Vú to ở đàn ông. Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng.Viêm gan vàng da hoặc không vàng da, bệnh não ở người suy gan.
Co thắt phế quản.
Đau khớp, đau cơ.
Viêm thận kẽ.
Thận trọng:
Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng omeprazol, phải loại trừ khả năng bị u ác tính (thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán).
Nên tiêm thuốc vào tĩnh mạch cho người bệnh nặng và người có nhiều ổ loét để phòng ngừa chảy máu ổ loét do stress. Phải tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất là 3 phút, tốc độ tối đa là 4ml/phút. Liều 40mg tiêm tĩnh mạch sẽ làm giảm ngay lượng acid hydroclorid (HCl) trong dạ dày trong vòng 24 giờ.
Phụ nữ có thai: Tuy không thấy omeprazol có khả năng gây dị dạng và gây độc với bào thai nhưng không nên dùng cho người mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.
Bà mẹ cho con bú: Omeprazole hiện diện trong sữa mẹ. Thận trọng khi dùng Omeprazole cho phụ nữ cho con bú.
Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Omeprazole chưa được thiết lập ở bệnh nhân <1 tuổi.
Người cao tuổi: Thận trọng khi dùng Omeprazole cho người cao tuổi vì độ nhạy cảm với thuốc ở đối tượng này có thể lớn hơn.
Bệnh nhân suy gan và người gốc châu Á: Xem xét việc giảm liều.