Chi tiết sản phẩm
Thành phần Mỗi viên có chứa hoạt chất: Glimepiride USP 4,0mg.
Mô tả:
Chỉđịnh
- GETZGLIM(Glimepiride) được chỉ định như là liệu pháp bổ sung cho chế độ ăn kiêng và tậpthể dục để làm giảm đường huyết ở những bệnh nhân bị đái tháo đường loại II, mànhững bệnh nhân này sự tăng đường huyết không thể kiểm soát được bằng cách chỉăn kiêng và tập thể dục.
- GETZGLIM(Glimepiride) được chỉ định phối hợp với metformin khi chế độ ăn kiêng, tập thểdục hay liệu pháp chỉ dùng một mình Getzglim hay metformin không kiểm soát đầyđủ đường huyết.
- GETZGLIM(Glimepiride) cũng được chỉ định phối hợp với insulin để làm giảm đường huyếtkhi chế độ ăn kiêng, luyện tập thể dục kết hợp với thuốc hạ đường huyết uốngkhông thể kiểm soát được sự tăng đường huyết.
Cáchdùng - Liều dùng
Nền tảng choviệc điều trị thành công bệnh tiểu đường là chế độ ăn kiêng hợp lý, hoạt độngthể chất thường xuyên cũng như việc kiểm tra đều đặn máu và nước tiểu. Thuốc trịtiểu đường uống cũng như insulin không thể bù đắp đủ nếu như bệnh nhân khôngtuân thủ chế độ ăn kiêng.
Liều khởi đầuvà liều duy trì
- Liều khởi đầutừ 1 - 2mg glimepiride mỗi ngày và nếu cần thiết có thể tăng lên 4mg mỗi ngàynhư là liều duy trì. Liều dùng tối đa là 8mg Glimepiride mỗi ngày.
- Nếu việc kiểmsoát đường huyết không đầy đủ, có thể tăng liều, dựa trên mức đường huyết, lên2, 3, 4mg glimepiride và ngoại lệ có thể lên đến 8mg glimepiride mỗi ngày theokiểu bậc thang với khoảng cách thời gian là từ 1 đến 2 tuần mỗi bước.
- Đối với nhữngbệnh nhân mà liều tối đa metformin mỗi ngày không đủ để kiểm soát, liệu pháp điềutrị phối hợp với glimepiride có thể được bắt đầu. Trong khi duy trì liềumetformin, liệu pháp glimepiride được bắt đầu với liều thấp, sau đó tăng dầncho đến liều tối đa mỗi ngày tùy thuộc vào nhu cầu chuyển hóa. Việc điều trị phốihợp phải được bắt đầu dưới sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ.
- Ở những bệnhnhân mà liều tối đa glimepiride mỗi ngày không đủ để kiểm soát, liệu pháp điềutrị phối hợp với insulin có thể được bắt đầu nếu thấy cần thiết. Trong khi duytrì liều glimepiride, insulin được bắt đầu với liều thấp, sau đó tăng dần liềutùy thuộc vào nhu cầu chuyển hóa. Việc điều trị phối hợp phải được bắt đầu dướisự theo dõi cẩn thận của bác sĩ.
- Thông thườngliều Getzglim một lần mỗi ngày là đạt hiệu quả. Thuốc nên được uống ngay trướchoặc trong bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng hoặc nếu không thì uống ngay trước hoặctrong bữa chính đầu tiên. Nếu lỡ quên uống, không được sửa chữa bằng cách tăngliều tiếp theo, trong trường hợp này, bỏ qua liều quên uống, trở lại lịch uốngthông thường.
- Nếu bệnhnhân có phản ứng hạ đường huyết ở liều 1mg glimepiride mỗi ngày, điều này chứngtỏ rằng những bệnh nhân này có thể kiểm soát được lượng đường huyết chỉ bằngcách ăn kiêng.
Thay đổi từthuốc giảm đường huyết uống khác sang GETZGLIM
Thông thườngviệc thay đổi từ những thuốc uống hạ đường huyết uống khác sang glimepiride cóthể thực hiện được. Để chuyển sang sử dụng glimepiride, nồng độ và chu kỳ bánrã của thuốc trước đó phải được xem xét. Một số trường hợp, đặc biệt là đối vớinhững thuốc trị tiểu đường có thời gian bán hủy kéo dài như chlorpropamide cầnmột khoảng thời gian vài ngày để loại thuốc ra khỏi cơ thể, giảm thiểu nguy cơhạ đường huyết do hiệu quả cộng hưởng. Liều dùng bắt đầu được khuyến cáo là 1mgglimepiride mỗi ngày. Dựa trên những đáp ứng của glimepiride, có thể tăng liềutừng bậc.
Thay đổi từinsulin sang GETZGLIM
Trong một sốtrường hợp ngoại lệ, những bệnh nhân tiểu đường loại 2 được điều trị bằnginsulin có thể đổi sang dùng Getzglim. Sự thay đổi nên được thực hiện dưới sựtheo dõi chặt chẽ.
Liều dùng cóthể điều chỉnh theo tuổi và triệu chứng.
Chốngchỉ định
- Mẫn cảm vớicác thành phần của thuốc.
- Tiểu đườngnhiễm độc ketoacid, có hoặc không có hôn mê. Trường hợp này nên được điều trị vớiinsulin.
- Bệnh nhân bịsuy chức năng gan nặng hoặc có chạy thận nhân tạo.
- Phụ nữ cóthai và cho con bú.
Lưuý khi sử dụng
- Hạ đường huyết:Glimepiride phải được uống ngay trước hoặc trong bữa ăn. Khi bữa ăn không theogiờ giấc ổn định hoặc bỏ bữa. Việc điều trị với glimepiride có thể dẫn đến hạđường huyết.
- Hình ảnh lâmsàng của cơn hạ đường huyết nặng đôi khi giống với đột quỵ. Hầu hết triệu chứngđược kiểm soát nhanh chóng bằng cách dùng ngay carbohydrate (đường), chất làmngọt nhân tạo không có hiệu quả. Đôi khi phản ứng hạ đường huyết vẫn tái phát mặcdù việc kiểm soát ban đầu đã cho thấy thành công. Việc dùng đường, thông thườngchỉ là biện pháp tạm thời, để kiểm soát cơn hạ đường huyết nghiêm trọng hoặckéo dài đòi hỏi phải dùng thuốc ngay lập tức và đôi khi phải nhập viện.
- Điều trị vớiGlimepiride cần phải theo dõi thường xuyên mức glucose trong máu và nước tiểu.Hơn thế, tỉ lệ glycosyl hóa hemoglobin cũng nên được xác định.
- Theo dõi huyếthọc và gan thường xuyên (đặc biệt bạch cầu và tiểu cầu) trong suốt quá trình điềutrị với Glimepiride.
- Đối với nhữngtình trạng như tai biến, giải phẫu cấp cứu, nhiễm trùng có sốt... tạm thời cóthể đổi sang sử dụng insulin.
- Những bệnhnhân bị suy chức năng thận hoặc suy chức năng gan nặng thì đổi sang sử dụnginsulin.
Tácdụng phụ
- Rối loạn chứcnăng miễn dịch: Phản ứng quá mẫn từ nhẹ có thể phát triển thành nặng với nhữngtriệu chứng khó thở, hạ huyết áp và đôi khi bị shock. Đôi khi có viêm mạch dị ứng.
- Phản ứng dị ứngchéo với các sulphonylureas, sulphonamides hoặc những chất khác liên quan cũngcó thể xảy ra.
- Rối loạn hệthống mạch bạch huyết và máu: Những thay đổi về huyết học rất ít khi xảy ratrong quá trình điều trị với glimepiride. Sự giảm tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu,bạch cầu hạt, bạch cầu không hạt, thiếu máu tán huyết và giảm toàn thể huyết cầutừ vừa đến nghiêm trọng có thể xảy ra và thường hồi phục khi ngưng dùng thuốc.
- Rối loạnchuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết có thể xảy ra khi điều trị vớiglimepiride. Phản ứng này, nếu có, hầu hết đều xảy ra ngay lập tức, có thể rấtnặng và không phải luôn dễ điều trị. Phản ứng này xảy ra tùy thuộc vào liệupháp điều trị hạ đường huyết và vào yếu tố cá nhân như thói quen ăn uống, liềudùng.
- Rối loạntrên mắt: Rối loạn về thị giác thoáng qua có thể xuất hiện, đặc biệt là khi bắtđầu điều trị do thay đổi nồng độ đường huyết.
- Rối loạntiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng.
- Rối loạn ganmật: Tăng men gan, rối loạn chức năng gan (ứ mật, vàng da), có thể phát triểnthành viêm gan mà có thể dẫn đến suy gan.
- Rối loạn davà mô dưới da: Ngứa, phát ban, nổi mề đay. Một số ít trường hợp có mẫn cảm vớiánh sáng.
Thông báo chobác sĩ những tác dụng phụ khi dùng thuốc.
Tươngtác với các thuốc khác
- Sử dụng đồngthời với một trong những thuốc sau đây có thể làm tăng hiệu quả hạ đường huyếtcủa glimepiride: insulin và thuốc hạ đường huyết uống khác, chất ức chế ACE,allopurinol, steroid đồng hóa, kích thích tố sinh dục nam, chloramphenicol,coumarin chống đông, cyclophosphamides, trofosfamides, disopyramide,fenfluramine, fenyramidol, fibrate, fluoxetine, những chất ức chế MAO,miconazol, salicylates, pamino salicylic acid, pentoxifylline (liều cao đườngngoài ruột), phenylbutazone, azapropazon, oxyfenbutazone, probenecid, khánhsinh quinolone, sulphinpyrazone, tetracyline, sulfonamides hoạt động kéo dài,tritoqualine.
- Sử dụng đồngthời với một trong những thuốc sau đây có thể làm giảm hiệu quả hạ đường huyếtcủa glimepiride: oestrogen và progestagens, saluretics (thuốc lợi tiểuthiazide), chất kích thích tuyến giáp (glucocorticoids), các dẫn xuấtphenothiazine (chlorpromazine), adrenaline và chất kích thích thần kinh giao cảm,axít nicotinic (liều cao) và dẫn xuất của axit nicotinic, thuốc tẩy sổ (sử dụnglâu dài), phenytoin, diazoxide, glucagons, barbiturate, rifampicin vàacetozolamide.
- Sử dụng đồngthời glimepiride với những chất ức chế receptor H2, chẹn beta, chonildin vàreserpine có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả hạ đường huyết.
- Sử dụng đồngthời glimepiride với những thuốc có hoạt tính giao cảm như chẹn beta,clonidine, guanethidine và reserpine thì những dấu hiệu của sự điều hòa bài tiếtadrenalin dẫn đến hạ đường huyết có thể bị giảm hoặc mất đi.
- Uống rượutrong thời gian đang dùng glimepiride có khả năng làm tăng hoặc giảm hoạt tínhhạ đường huyết của glimepiride.
- Khi sử dụngđồng thời, glimepiride có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả của các chất dẫn xuấtcoumarin.
Quáliều
- Sau khi uốngquá liều, có thể xuất hiện phản ứng hạ đường huyết, thường kéo dài từ 12 đến 72giờ và có thể tái phát. Triệu chứng có thể không xuất hiện trong 24 giờ sau khiuống, bệnh nhân cần phải được theo dõi tổng quát ở bệnh viện. Buồn nôn, nôn vàđau thượng vị có thể xảy ra. Hạ đường huyết có thể xảy ra cùng lúc với nhữngtriệu chứng thuộc hệ thần kinh như bồn chồn, run, rối loạn thị giác, mất địnhhướng, buồn ngủ, hôn mê và co giật.
- Việc điều trịchủ yếu bao gồm chống hấp thu bằng cách gây nôn, sau đó uống nhiều nước hoặc nướcchanh, dùng than hoạt tính (chất hấp phụ) và sodium sulphat (thuốc tẩy sổ). Nếuquá liều một lượng lớn, tiến hành rửa dạ dày, tiếp theo dung than hoạt tính vàsodium sulphate. Trường hợp quá liều cần đưa đến phòng săn sóc đặc biệt của bệnhviện. Điều trị với glucose càng sớm càng tốt, nếu cần thiết, bằng cách tiêmtĩnh mạch 50ml dung dịch glucose 50%, sau đó truyền dung dịch glucose 10% vàtheo dõi nghiêm ngặt lượng glucose trong máu. Tiếp theo, tiến hành điều trị triệuchứng.
- Trong trườnghợp đặc biệt, điều trị hạ đường huyết do tình cờ uống GETZGLIM ở trẻ sơ sinh vàtrẻ em, liều glucose sử dụng phải được kiểm soát thận trọng để tránh gây ratăng đường huyết. Theo dõi chặt chẽ glucose trong máu.
Thaikỳ và cho con bú
- Getzglim chốngchỉ định đối với phụ nữ mang thai. Trong trường hợp này chỉ nên sử dụnginsulin. Những bệnh nhân dự định mang thai nên thông báo cho bác sĩ biết.
- Tương tự nhữngdẫn xuất sulphonylurea khác, glimepiride có thể bài tiết vào sữa do đó GETZGLIMkhông được sử dụng cho bà mẹ đang cho con bú.
Dượclực học
Cơ chế làm giảmđường huyết của glimepiride chủ yếu là do sự kích thích tiết insulin từ tế bàobeta của tuyến tụy.
Ngoài ra, tácdụng ngoài tuyến tụy cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động củaGlimepiride.
Tuy nhiên, nhưcác sulfonylurea khác, cơ chế tác động của Glimepiride làm hạ đường huyết khidùng thời gian dài chưa được nghiên cứu rõ ràng.
Dược động học
Glimepiride đượchấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Khả dụng sinh học khoảng 100%. Nồng độ đỉnhtrong huyết tương đạt được sau khoảng 2 - 3 giờ. Hơn 99% thuốc gắn kết vớiprotein trong huyết tương. Thuốc được chuyển hóa tạo thành hai dẫn chất chính:dẫn chất hydroxyl và carboxy. Thời gian bán thải sau khi dùng đa liều khoảng 5giờ. Khoảng 60% liều dùng được đào thải qua nước tiểu và 40% qua phân.
Bảoquản:
Nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp
Tránh xa tầm tay trẻ em