Chi tiết sản phẩm
Thành phần metoprolol tartrate 25mg
Mô tả:
Chỉ định
- Tăng huyết áp, dùng đơn thuần hay nếu cần, phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác; giảm tử vong do tim mạch và do động mạch vành (kể cả đột tử) ở bệnh nhân bị tăng huyết áp.
- Chứng đau thắt ngực. Có thể dùng thuốc đơn thuần hay phối hợp với các thuốc chống đau thắt ngực khác.
- Điều trị duy trì – với mục đích dự phòng thứ cấp – sau khi bị nhồi máu cơ tim.
- Loạn nhịp tim (nhịp xoang nhanh, nhịp trên thất nhanh, ngoại tâm thu thất).
- Cường giáp (để làm chậm nhịp tim).
- Phòng ngừa chứng nhức nửa đầu.
Chống chỉ định
- Quá mẫn với metoprolol hay với các thành phần khác của thuốc, hay với các thuốc chẹn beta khác.
- Blốc nhĩ thất giai đoạn 2 hay 3.
- Nhịp xoang chậm mức độ nặng trên lâm sàng.
- Hội chứng xoang bệnh.
- Sốc do tim.
- Rối loạn nặng tuần hoàn động mạch ngoại biên.
- Suy tim mất bù.
- Không dùng metoprolol khi bị nhồi máu cơ tim cấp nếu nhịp tim dưới 45/phút,thời gian P-Q dài hơn 240ms, huyết áp tâm thu thấp hơn 100mmHg
- Bệnh nhân cần được điều trị liên tục hay từng giai đoạn với thuốc tác dụng lên lực co cơ (kích thích beta).
Liều dùng
- Có thể uống thuốc ngoài hay trong bữa ăn.
- Khi cần có thể bẻ đôi viên thuốc.
- Liều lượng phải được tính cho từng trường hợp một để tránh nhịp tim quá chậm.
Liều thông thường như sau:
- Tăng huyết áp: Liều khởi đầu 25 – 50mg/2 lần/ngày. Khi cần có thể tăng dần lên 100mg/2 lần/ngày, hay phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.
- Chứng đau thắt ngực: Liều khởi đầu 25 – 50mg/2 – 3 lần/ngày tùy đáp ứng có thể tăng đến 200mg, hay phối hợp với các thuốc chống đau thắt cơ ngực.
- Điều trị duy trì sau khi nhồi máu cơ tim: 50 – 100mg/2 lần/ngày.
- Loạn nhịp: 25 – 50mg/2 – 3 lần/ngày, có thể tăng đến 200mg hay phối hợp với các thuốc chống loạn nhịp.
- Cường giáp: 150 – 200mg, chia làm 3 – 4 lần.
- Phòng ngừa chứng nhức nửa đầu: 50mg/2 lần/ ngày, có thể tăng lên 100mg ngày 2lần nếu muốn.
Tác dụng phụ
Bệnh nhân dung nạp tốt metoprolol các tác dụng phụ xảy ra sẽ nhẹ và hồi phục lại được.
Hệ thần kinh:
- Rất thường gặp: Mệt mỏi.
- Thường gặp: Chóng mặt, nhức đầu.
- Ít gặp: Chứng dị cảm, co thắt, trầm cảm…
- Hiếm: Kích động, rối loạn tình dục…
- Rất hiếm: Mất trí nhớ, rối loạn trí nhớ, lẫn lộn, ảo giác.
Hệ tim mạch:
- Thường gặp: Nhịp tim chậm, hạ huyết áp tư thế, tay chân lạnh…
- Ít gặp: Triệu chứng suy tim trở nên nặng…
- Hiếm: Loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền.
- Rất hiếm: Hoại thư khi có sẵn, bệnh về tuần hoàn ngoại biên.
Hệ tiêu hóa:
- Thường gặp: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
- Ít gặp: Nôn.
- Hiếm: Khô miệng, xét nghiệm chức năng gan thay đổi.
Da:
- Ít gặp: Ban ngoài da, ra mồ hôi nhiều.
- Hiếm: Rụng tóc.
- Rất hiếm: Nhạy cảm với ánh sáng, bệnh vẩy nến nặng hơn.
Hệ hô hấp:
- Thường gặp: Khó thở khi gắng sức.
- Ít gặp: Co thắt phế quản.
- Hiếm: Viêm mũi.
Giác quan:
- Hiếm: Rối loạn thị giác, khô mắt…
- Rất hiếm: Ù tai, loạn vị giác.
Chuyển hóa trung gian:
- Ít gặp: Tăng cân.
Huyết học:
Rất hiếm: Giảm tiểu cầu.
Hệ vận động:
Rất hiếm: Đau khớp.
Các trị số xét nghiệm: Hiếm khi tăng nhẹ nồng độ triglyceride trong huyếtthanh.