Vitamin K (inj) H10ống1ml

NSX: Vinphaco

Chi tiết sản phẩm

Thành phần Cho một ống 1 ml chứa: Menadion natri bisulfit (vitamin K3): 5,0 mg

Mô tả:

Dạng bào chế:

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm

Hình thức: Chế phẩm là dung dịch trong, được đóng trong ống thủy tinh, hàn kín, không rạn nứt, không đen đầu.

pH = 2,5 ÷ 3,5

Chỉ định: Thuốc này chỉ dùng theo đơn thuốc

Điều trị bệnh thiếu Vitamin K (thứ cấp hay nội sinh) và phòng ngừa chảy máu liên quan đến thiếu hụt Vitamin K (biểu hiện: chảy máu cam, chảy máu đường tiết niệu, đường tiêu hóa, chảy máu sau phẫu thuật).

Liều dùng - cách dùng:

Liều dùng:

Tiêm bắp 5 - 10 mg/ ngày.

Thời gian điều trị tùy từng trường hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cách dùng:

Tiêm bắp.

Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Không dùng vitamin K3 khi chảy máu mà nguyên nhân không phải do thiếu vitamin K, ví dụ chảy máu mất máu trong chấn thương, trong chảy máu đường tiêu hóa nặng do viêm, loét dạ dày - tá tràng hoặc thủng dạ dày, sốc mất máu...

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:

Khi sử dụng Vitamin K3 cho trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ đẻ thiếu tháng hoặc cho mẹ cuối thai kỳ do thường gây ra cho trẻ thiếu máu tan máu, tăng bilirubin huyết, vàng da nhân.

Sử dụng Vitamin K3 cho những người thiếu hụt G6PD hoặc Vitamin E gây thiếu máu huyết tán.

Dùng liều cao cho người bị gan nặng có thể làm suy giảm thêm chức năng gan. Trong thuốc tiêm vitamin K có chứa natri metabisulfit. Chất này có thể gây phản ứng dị ứng bao gồm các triệu chứng quá mẫn như co thắt phế quản và sốc phản vệ, đặc biệt những người mắc bệnh hen phế quản. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng chế phẩm có chứa natri metabisulfit.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai:

Vitamin K3 qua nhau thai chậm và ở mức độ hạn chế. Thận trọng khi sử dụng vitamin K cho phụ nữ có thai trong giai đoạn cuối thai kỳ vì có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú:

Mặc dù không phải tất cả, nhưng rất nhiều trẻ sơ sinh thiếu vitamin K là do ít vitamin K chuyển qua nhau thai. Nếu chỉ bú mẹ sẽ không ngăn ngừa được sự giảm sút thêm vitamin K dự trữ vốn đã thấp và có thể phát triển thành thiếu vitamin K trong 48 - 72 giờ.

Người mẹ dùng một số thuốc như thuốc chống co giật, warfarin hoặc thuốc chống lao có thể gây bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh điển hình và sớm, trái lại, bú mẹ được coi là một căn nguyên của bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh điển hình và muộn. Dùng vitamin K cho trẻ sơ sinh ngừa được bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh do ngăn cản được các yếu tố II, VII, IX và X tiếp tục giảm sút.

Tóm lại, hàm lượng vitamin K tự nhiên trong sữa mẹ quá thấp không bảo vệ được trẻ sơ sinh khỏi thiếu hụt vitamin K, dẫn đến bệnh xuất huyết. Cần nghiên cứu thêm về khả năng dùng vitamin K cho mẹ để làm tăng nồng độ trong sữa.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc:

Không có thông tin.

Tương tác thuốc:

Dicumarol và các dẫn chất có tác dụng đối kháng với vitamin K có thể giảm hoặc mất tác dụng khi dùng với vitamin K. Do đó có thể dùng vitamin K làm chất giải độc khi bị quá liều các chất này.

Tương kỵ thuốc:

Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

Tác dụng không mong muốn của thuốc (ADR):

Tiêm bắp có thể gây chai cứng vùng tiêm.

 “Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc”

Quá liều và cách xử trí:

Vitamin K có thể kháng nhất thời các chất chống đông ức chế prothrombin, đặc biệt khi dùng liều cao. Nếu đã dùng liều tương đối lớn vitamin K, thì có thể phải dùng liều thuốc chống đông ức chế prothrombin lớn hơn liều bình thường một ít, hoặc dùng một chất tác dụng theo cơ chế khác như heparin natri.

Bảo quản:

Nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp

Tránh xa tầm tay trẻ em