Buclapoxime Cefpodoxime 100mg H10vn

Chi tiết sản phẩm

Thành phần Cefpodoxim ...100mg

Mô tả:

Chỉ định:

Cefpodoxime được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn sau đây : 

Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amiđan và viêm họng. 

Viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng. 

Nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng. 

Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng. 

Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.

Liều lượng - Cách dùng

Người lớn: 

Nhiễm khuẩn hô hấp trên, kể cả viêm amiđan và viêm họng: 100 mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày. 

Viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng: 200 mg mỗi 12 giờ trong 14 ngày. 

Nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng: liều duy nhất 200 mg. 

Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng: 100 mg mỗi 12 giờ trong 7 ngày. 

Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: 400 mg mỗi 12 giờ trong 7 - 14 ngày. 

Trẻ em: 

Viêm tai giữa cấp tính: 10 mg/kg/ngày (tối đa 400 mg/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày. 

Viêm họng và viêm amiđan: 10 mg/kg/ngày (tối đa 200 mg/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày. 

Cefpodoxime nên được chỉ định cùng với thức ăn. Ở các bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinine dưới 30 ml/phút), khoảng cách giữa liều nên được tăng đến 24 giờ. 

Không cần phải điều chỉnh liều ở các bệnh nhân xơ gan.

Chống chỉ định:

Chống chỉ định ở các bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với cefpodoxime proxetil.

Tương tác thuốc:

Nồng độ trong huyết tương giảm khoảng 30% khi Cefpodoxime proxetil được chỉ định cùng với thuốc kháng acid hoặc ức chế H2. Khi chỉ định Cefpodoxime đồng thời với hợp chất được biết là gây độc thận, nên theo dõi sát chức năng thận. Nồng độ cefpodoxime trong huyết tương gia tăng khi chỉ định Cefpodoxime với probenecid. 

Thay đổi các giá trị xét nghiệm: Cephalosporins làm cho thử nghiệm Coomb trực tiếp dương tính.

Tác dụng phụ:

Tác dụng phụ được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng thường nhẹ và thoáng qua, bao gồm: đi tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, viêm đại tràng và đau đầu. Hiếm khi xảy ra phản ứng quá mẫn, nổi ban, chứng ngứa, chóng mặt, chứng tăng tiểu cầu, chứng giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hoặc tăng bạch cầu ưa eosin.